ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN CHO ĐẬU TƯƠNG ĐÔNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

Ngày nhận bài: 30-10-2017

Ngày duyệt đăng: 09-01-2018

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Lưu, Đoàn, Chính, V., & Sáng, V. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN CHO ĐẬU TƯƠNG ĐÔNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(12), 1690–1698. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/417

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN CHO ĐẬU TƯƠNG ĐÔNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

Đoàn Văn Lưu (*) 1 , Vũ Đình Chính 2 , Vũ Quang Sáng 2

  • 1 Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Phân bón, đất phù sa, đậu tương, sinh trưởng, phát triển, năng suất

    Tóm tắt


    Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón cho đậu tương đông trên vùng đất phù sa tại tỉnh Thanh Hóa nhằm mục tiêu xác định công thức bón phân hợp lý để cây đậu tương sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao trong điều kiện vụ đông. Thí nghiệm được thực hiện trên hai giống đậu tương D140 và ĐVN5, bố trí theo kiểu Split - plot (theo kiểu 2 nhân tố) với 3 lần nhắc lại, tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất. Kết quả nghiên cứu của thí nghiệm đã xác định được công thức bón phân ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá, khối lượng và số lượng nốt sần, khả năng tích lũy chất khô, tổng số quả trên cây và năng suất hạt của đậu tương đông. Liều lượng phân bón cho năng suất cao, thu nhập thuần lớn cho hai giống đậu tương D140 và ĐVN5 trên vùng đất phù sa tỉnh Thanh Hóa là 30 kg N + 90 kg P2O5+ 60 kg K2O/ha.

    Tài liệu tham khảo

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa (2014). Báo cáo Tổng kết sản xuất vụ đông của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa.

    Lê Văn Căn (1978). Giáo trình Nông hóa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

    Nguyễn Văn Bộ (2001). Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Trần Danh Thìn (2001). Vai trò cây đậu tương, cây lạc và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh ở một số tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Trần Thị Trường, Trần Thanh Bình, Nguyễn Thanh Bình (2005). Sản xuất đậu tương, đậu xanh năng suất cao, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Vũ Đình Chính (1998). Tìm hiểu ảnh hưởng của N, P, K đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương hè trên đất bạc màu Hiệp Hòa - Bắc Giang. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2: 1-5.

    Dickson, T.P; W. Moody and G.F. Haydon (1987). Soil tests for predicting Soybean phosphorus and potassium requirement, Soybean in tropical and subtropical cropping systems, pp. 309-310.

    Imasande J. (1992). Agronomic characteristics that identify high yield, highprotein, soybean genotypes, Agronomic Journal, 84: 409-414.

    Saleh, N. and Sumarno (2002). Soybean in Asia, AVRDC, pp. 173-218.

    Svetlana Balešević-Tubić,Vojin Đukić, Jelena Marinković, Gordana Dozet, Docent Kristina Petrović1 and Mladen Tatić1 (2011). Importance of microbiological fertilizer used in soybean production: Agronomical and biological aspects, African Journal of Microbiology Research, 5(27): 4909-4916.

    Wanatabe I., Koshei T. and Hiroshi N. (1986). Response of soybean to supplemental nitrogen after flowering, Soybean in Tropical and Subtropical Cropping systems, pp. 301-308.