ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG BÃI BỒI VEN SÔNG HỒNG TỈNH PHÚ THỌ

Ngày nhận bài: 10-04-2017

Ngày duyệt đăng: 16-08-2017

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Hương, H., & Hà, C. (2024). ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG BÃI BỒI VEN SÔNG HỒNG TỈNH PHÚ THỌ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(6), 786–795. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/410

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG BÃI BỒI VEN SÔNG HỒNG TỈNH PHÚ THỌ

Hoàng Thị Hương (*) 1 , Cao Việt Hà 1

  • 1 Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Đất phù sa, định hướng sử dụng đất, đánh giá chất lượng đất, sông Hồng, tỉnh Phú Thọ

    Tóm tắt


    Với lợi thế về mặt tự nhiên, đất bãi bồi ven sông Hồng (BBVSH) đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế của người dân địa phương. Phú Thọ có diện tích đất BBVSH là 1.180,35 ha, được sử dụng chủ yếu vào mục đích nông nghiệp với 5 loại hình sử dụng đất (LUT): chuyên màu, rau - màu, mía, cây ăn quả và trồng cỏ. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp vùng BBVSH tỉnh Phú Thọ chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của đất phù sa. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá chất đất BBVSH làm cơ sở để định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả tại tỉnh Phú Thọ. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này gồm: phương pháp khảo sát, chọn điểm nghiên cứu và phân tích đặc tính lý hóa đất… Đất BBVSHcủa Phú Thọ có thành phần cơ giới thịt pha cát, ít chua với độ phì nhiêu tương đối cao: OM%: 2,04 - 4,91; N%: 0,11 - 0,29%, P2O5%: 0,08 - 0,15, P2O5DT: 12,61 - 17,17 mg/100 g đất; hàmlượng kali tổng số, kalidễ tiêu vàmagie trao đổi đạt mức trung bình; hàm lượng canxi trao đổi cao. Đất có khả năng giữ ẩm kém do thành phần cơ giới nhẹ, do vậy đất thường bị thiếu nước vào mùa khô; CEC (khả năng trao đổi cation) của đất không cao nên khả năng giữ dinh dưỡng hạn chế. Để nâng cao chất lượng đất BBVSH cần tăng cường bón phân hữu cơ và các tàn dư thực vật; hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp; tăng diện tích các loại sử dụng đất chuyên rau, màu và cỏ từ diện tích trồng mía kém hiệu quả.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009a). Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp. Tập 1 (Đại cương về đất, phân loại và lập bản đồ đất).

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009b). Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp. Tập 7 (Phương pháp phân tích đất). Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

    Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000). Đất Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Hồ Quang Đức (2016). Các loại đất chính và sự thiếu hụt dinh dưỡng đối với cây trồng ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Đất Việt Nam - Hiện trạng sử dụng và thách thức. Hà nội tháng 11 năm 2015, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm (2007). Đất và phân bón, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôntỉnh Phú Thọ (2014). Khuyến cáo sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ.

    Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ (2015). Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất vùng bán ngập lòng hồ thủy điện, thủy lợi và đất bãi bồi ven sông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2015.