ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita) NUÔI TRONG GIAI LƯỚI

Ngày nhận bài: 20-06-2017

Ngày duyệt đăng: 10-08-2017

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Bình, L., & Thảo, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita) NUÔI TRONG GIAI LƯỚI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(6), 746–754. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/397

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita) NUÔI TRONG GIAI LƯỚI

Lê Văn Bình (*) 1, 2 , Ngô Thị Thu Thảo 3

  • 1 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
  • 2 Nghiên cứu sinh Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ
  • 3 Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Cần thơ
  • Từ khóa

    Ốc bươu đồng, Pila polita, mật độ, sinh trưởng, tỷ lệ sống

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ nuôi khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita). Thí nghiệm có 4 nghiệm thức tương ứng với 4 mật độ nuôi khác nhau (50, 100, 150, 200 con/m2) và 3 lần lặp lại. Ốc được cho ăn 50% thức ăn công nghiệp (thức ăn chuyên dùng cho cá có vẩy Proconco, 18% đạm) kết hợp với 50% thức ăn xanh (lá rau muống, 3,4% đạm), khối lượng, chiều cao và chiều rộng ban đầu của ốc giống là (1,6 g; 20,7 mm và 14,3 mm). Sau 4 tháng nuôi, ở mật độ nuôi thấp có tỷ lệ sống cao hơn các nghiệm thức nuôi mật độ cao (lần lượt là 77,4 và 75,6, 73,8 và 68,5% tương ứng với các mật độ 50, 100, 150 và 200 con/m2) (p <0,05). Khối lượng, chiều cao và chiều rộng trung bình của ốc nuôi ở mật độ 50 con/m2(31,1 g; 54,9 mm và 43,4 mm) và mật độ 100 con/m2(30,7 g; 54,4 mm và 43,1 mm) cao hơn (p <0,05) so với 150 con/m2(30,0 g; 53,6 mm và 42,3 mm) hoặc 200 con/m2(28,4 g; 53,1 mm và 41,4 mm). Nuôi ốc bươu đồng với mật độ 50 con/m2có hệ số thức ăn thấp nhất (2,62), kế tiếp là 100 con/m2(2,80) và khác biệt (p < 0,05) so với mật độ 150 con/m2(3,04) hoặc 200 con/m2(3,45). Ốc được nuôi với 50 con/m2cho lợi nhuận cao nhất (19.535 đồng/m2), kế tiếp là 100 con/m2(18.122 đồng/m2) và khác biệt (p <0,05) so với 150 hay 200 con/m2(10.487 - 14.280 đồng/m2). Kết quả từ nghiên cứu này sẽ cung cấp những cơ sở thông tin cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm phát triển nghề nuôi ốc bươu đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

    Tài liệu tham khảo

    Aufderheide J., Warbritton R., Pounds N., File-Emperador S., Staples C., Caspers N. and Forbes V., (2006). Effects of husbandry parameters on the life-history traits of the apple snail, Marisa cornuarietis: effects of temperature, photoperiod, and population density. Invertebrate Biology, 125: 9-20.

    Dư Quan Tuấn (2001). Tình hình phân bố, lây lan, gây hại của ốc bươu vàng Pomacea canaliculatavà một số biện pháp phòng trừ tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn thạc sĩ. Khoa Nông nghiệp, Trường đại học Cần Thơ. 114 trang.

    Jess S. and Marks R.J. (1995). Population density effects on growth in culture of the edible snail Helix aspersavar.maxima. J. Mollus. Stud., 61: 313-323.

    Karunaratne L.B., Darby P.C. and Bennetts R.R. (2003). The effects of wetland habitat structure on Florida apple snails density. Wetlands, 26: 1143-1150.

    Lê Văn Bình (2014). Nghiên cứu ấp trứng và ương ốc bươu đồng (Pila politaDeshayes, 1830). Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Cần Thơ. 86 trang.

    Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo (2013).Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila politaDeshayes, 1830). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. ISSN 1859-4581, 2/9: 84-90.

    Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo (2014).Ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giống. Tạp chí Khoa học. Trường đại học Cần Thơ. Số chuyên đề Thủy sản,1: 83-91.

    Ngô Thị Thu Thảo, Lê Ngọc Việt và Lê Văn Bình (2013). Ảnh hưởng của rau xanh và thức ăn công nghiệp đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng giốngPila polita. Tạp chí khoa học, Trường đại Cần Thơ, 28b: 151-156.

    Nguyễn Thị Bình, Tạ Thị Bình và Mai Duy Minh (2012). Ảnh hưởng thức ăn và mật độ nuôi đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1/12: 57-61.

    Nguyễn Thị Đạt (2010). Ảnh hưởng của mật độ và một số loài thức ăn lên tốc độ trăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng Pila politatrong nuôi thương phẩm. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội,77 trang.

    Nguyễn Thị Diệu Linh (2011). Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ốc bươu đồng Pila politanuôi trong giai ở ao nước ngọt thành phố Vinh. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Vinh,107 trang.

    Phan Nhật Long (1991). Điều tra ảnh hưởng của pH và độ mặn của nước đối với sự sống và phát triển ốc bươu vàng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp,trang 163-178.

    Phan Xuân Long (2011). Xác định loại thức ăn ưa thích và ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ốc bươu đồng (Pila politaDeshayes, 1830) nuôi trong ao ở thành phố Vinh. Luận văn thạc sỹ. Trường đại học Vinh,39 trang.

    Tanaka K., Watanabe T., Higuchi H., Miyamoto K., Yusa Y., Kiyonaga T., Kiyota H., Suzuki Y. and Wada T. (1999). Density dependent growth and reproduction of the apple snail, Pomacea canaliculata: a density manipulation experiment in a paddy field. Res. Popul. Ecol., 41: 253-262.

    Yamashita, M., Motoki S., Space A.T.F. and Naomi J.K. (2008). Production of apple snail for space diet. Cospar Scientific Assembly, 3531 pp.