NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITROCÂY SÂM BỐ CHÍNH (Hibicus sagittifoliusKurz) THÔNG QUA NUÔI CẤY ĐỐT THÂN

Ngày nhận bài: 20-12-2015

Ngày duyệt đăng: 22-05-2017

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Huyên, P., Ngoan, H., & Hoàng, N. (2024). NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITROCÂY SÂM BỐ CHÍNH (Hibicus sagittifoliusKurz) THÔNG QUA NUÔI CẤY ĐỐT THÂN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(5), 664–672. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/386

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITROCÂY SÂM BỐ CHÍNH (Hibicus sagittifoliusKurz) THÔNG QUA NUÔI CẤY ĐỐT THÂN

Phan Xuân Huyên (*) 1 , Huỳnh Thị Ngoan 1 , Nguyễn Thị Phượng Hoàng 1

  • 1 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Từ khóa

    Chiều cao chồi, đốt thân, sâm bố chính, số chồi, tái sinh chồi

    Tóm tắt


    Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nhân giống in vitrocây sâm bố chính thông qua phương pháp nuôi cấy đốt thân. Sau 30 ngày nuôi cấy, kết quả cho thấy rằng môi trường MS có bổ sung 0,3 mg/l BA, 0,1 mg/l NAA, 30 g/l sucrose, 8 g/l agar, pH 5,8 là tốt nhất đến sự tái sinh và sinh trưởng chồi cây (5,00 chồi/mẫu; chiều cao chồi 3,65 cm). Vị trí đốt thứ nhất đến đốt thứ tư đều có thể sử dụng làm nguồn vật liệu nhân giống in vitrocây sâm bố chính (3,00 - 6,90 chồi/mẫu). Trên cùng một môi trường nuôi cấy, môi trường không bổ sung than hoạt tính thì tất cả các mẫu không tái sinh rễ, khi bổ sung than hoạt tính thì 100% mẫu tái sinh rễ và sự sinh trưởng chồi cây trên hai môi trường này không có sự khác biệt. Môi trường MS bổ sung 0,1 - 1 mg/l IBA, 30 g/l sucrose, 8 g/l agar, pH 5,8 đều thích hợp đến sự tái sinh rễ in vitrovới tỉ lệ tái sinh rễ đạt 100%. Vụn xơ dừa là giá thể thích hợp chuyển cây cấy mô ra ngoài vườn ươm (chiều cao cây 8,74 cm; chiều dài rễ 2,48 cm; tỷ lệ sống 95%). Cây cấy mô sâm bố chính ra hoa sau 80 ngày nuôi trồng và chăm sóc trên giá thể vụn xơ dừa.

    Tài liệu tham khảo

    Besson J.C.F., Oliveira L.K. and Bonett L.P. (2010). Source and concentration of carbohydrates on shoot growth and rooting of Miltonia flavescensLindl. R. Bra. Bioci.,8(1): 9-13.

    Chapla P.I., Besson J.C.F., Olivera L.K., Silva J.M.D., Rocha A.C.D.S. and Stefanello S. (2009). pH, activated charcoal and gelling agents of the culture medium on the in vitrogrowth of Miltonia flavescensLindl. Plant Cell Cult. Micropropag.,5(2): 87-93.

    Duncan D. B. (1955). Multiple range and F tests. Biometrics, 11: 1-42.

    Đoàn Trọng Đức (2014). Tập san Xuân Giáp Ngọ -Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum. Qui trình nhân giống cây đảng sâm bằng phương pháp nuôi cấy mô, tr. 53-55.

    Đỗ Tất Lợi (2013). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 813-815.

    Hoàng Thị Kim Hồng(2011). Nghiên cứu khả năng tái sinh chồi và cụm chồi trong nuôi cấy in vitrocây hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorumThunb.). Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 64: 23-32.

    Murashige T, Skoog F (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue. Plant Physiol., 15: 473-497.

    Nguyễn Văn Uyển (1984). Nuôi cấy mô thực vật phục vụ công tác giống cây trồng. Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, tr. 33.

    Nguyễn Hoàng Uyển Dung (2012). Vi nhân giống cây đảng sâm (Codonopsis javanicaBlume). Luận vănthạc sĩ Sinh học thực nghiệm, tr. 43-53.

    Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ, quyển I, tr. 525.

    Phan Xuân Huyênvà Triệu Ngọc Hải Yến (2008). Nhân nhanh giống nho mỹ (vitissp.) bằng phương pháp nuôi cấy đốt thân in vitro. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, tr. 64-72.

    Phan Xuân Huyên và Nguyễn Lâm Thanh (2014). Nghiên cứu nhân giống in vitrocây đảng sâm (Codonopsis javanicaBlume) thông qua nuôi cấy chồi ngủ. Tạp chí Công nghệ Sinh học, 12(4): 659-666.

    Phan Xuân Huyên, Nguyễn Thị Thanh Hằng,Phùng Quang Vinh và Vũ Thị Hà (2016). Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng cây lan gấm (Anoectochilus lyleiRolfe ex Downies). Tạp chí Khoa học, Trường đại học Tây Nguyên, 20: 68-74.

    Phan Duy Hiệp, Nguyễn Trí Minh, Phan Xuân Huyên, Cao Đình Hùng, Đinh Văn Khiêm và Nguyễn Thị Thanh Hằng (2014). Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên sự phát sinh hình thái của một số giống sâm bố chính (Hibiscus sagittifoliusKurz) trong điều kiện in vitro. Tạp chí Sinh học, 36(1se): 266-271.

    Phạm Thị Thu Hằng, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Thủy, Đặng Thị Thanh Tâm và Nguyễn Thị Phương Thảo (2013). Nhân nhanh in vitrocây trầu bà cánh phượng (Philodendron xanadu). Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(6): 826-832.

    Sunitibala H. and Kishor R. (2009). Micropropagation of Dendrobium transparensL. from axenic pseudobulb segments. Ind. J. Biotechnol., 8: 448-452.

    Stefanello S., Silveira E.V., Oliveira L.K., Besson J.C.F. and Dutra G.M.N. (2009). Efficiency of substrates on acclimatization of in vitropropagated Miltonia flavescensLindl. Revista em Agronegócios e Meio Ambiente, 2(3): 467-476.

    Stefanello S., Karsten J., Müller T.S., Tomczak A.P., Bonett L.P. and Schuelter A.R. (2009). In vitroconversion of Miltonia flavescensLindl. rootsand leaf tip cells in protocorm like bodies and plant regeneration. Ciência & Agrotecnologia, 33(1): 53-59.

    Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, tr. 1334-1335.

    Vijayakumar S., Rajalkshmi G. and Kalimuthu K. (2012). Propagation of Dendrobium aggregatumthrough the culture of immature seeds from green capsules. Lankesteriana, 12(2): 131-135.