ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG RACTOPAMINE VÀ SALBUTAMOL TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẾN SINH TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ MỨC TỒN DƯ CỦA CHÚNG TRONG MỘT SỐ MÔ Ở LỢN GIAI ĐOẠN VỖ BÉO

Ngày nhận bài: 01-05-2017

Ngày duyệt đăng: 09-06-2017

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Dương, N., Việt, T., Len, N., Huyên, L., Huyền, N., Huyền, B., … Đăng, P. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG RACTOPAMINE VÀ SALBUTAMOL TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẾN SINH TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ MỨC TỒN DƯ CỦA CHÚNG TRONG MỘT SỐ MÔ Ở LỢN GIAI ĐOẠN VỖ BÉO. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(5), 565–573. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/380

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG RACTOPAMINE VÀ SALBUTAMOL TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẾN SINH TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ MỨC TỒN DƯ CỦA CHÚNG TRONG MỘT SỐ MÔ Ở LỢN GIAI ĐOẠN VỖ BÉO

Nguyễn Xuân Dương (*) 1 , Trần Quốc Việt 2 , Ninh Thị Len 1 , Lê Văn Huyên 2 , Ninh Thị Huyền 2 , Bùi Thu Huyền 2 , Nguyễn Thị Hồng , Nguyễn Thị Ngọc Anh 2 , Vũ Duy Giảng 3 , Phạm Kim Đăng 4

  • 1 Cục Chăn nuôi
  • 2 Viện Chăn nuôi
  • 3 Hội chăn nuôi
  • 4 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Lợn thịt, Ractopamine, Salbutamol, tồn dư, FCR, tăng khối lượng

    Tóm tắt


    Để có cơ sở xây dựng văn bản tăng cường quản lý chất cấm Ractopamine (Ract) và Salbutamol (Salb) trong thức ăn chăn nuôi lợn, thí nghiệm đã được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung hai chất này đến khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và dư lượng của chúng trong một số mô của lợn giai đoạn vỗ béo. Ba khẩu phần ăn đã được sử dụng trong nghiên cứu này gồm: (i) khẩu phần cơ sở không bổ sung Ract và Salb (khẩu phẩn đối chứng), (ii) khẩu phần cơ sở có bổ sung 10 ppm Ract (khẩu phần Ract), (iii) khẩu phần cơ sở có bổ sung 8 ppm Salb (khẩu phần Salb). 45 con lợn có khối lượng bình quân 60 ± 3,0 kg/con được phân một cách ngẫu nhiên thành ba lô đồng đều về khối lượng và giới tính (15 con/lô, 5 con/ô). Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 60 ngày, chia làm 2 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 (30 ngày đầu), lợn ở các lô được ăn thức ăn thí nghiệm như trình bày ở trên. Giai đoạn 2 (30 ngày cuối), toàn bộ đàn lợn thí nghiệm (3 lô) được ăn thức ăn không bổ sung chất Beta-agonist để theo dõi động thái đào thải và mức tồn dư của Ract và Salb. Khẩu phần cơ sở được xây dựng trên cơ sở nhu cầu của lợn vỗ béo trong điều kiện của Việt Nam. Khả năng sinh trưởng, chất lượng thân thịt, tồn dư Ract và Salb trong nước tiểu và một số mô đã được đánh giá theo thời gian ngừng sử dụng Ract và Salb (giai đoạn 2). Kết quả cho thấy, việc bổ sung Ract hoặc Sabl đã có tác dụng kích thích sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng cảm quan thịt. Cụ thể so với lô đối chứng, tăng khối lượng bình quân của lợn sử dụng thức ăn có chứa Ract hoặc Salb cao hơn lần lượt là 13,2% và 16,0% trong khi hiệu quả sử dụng thức ăn giảm 15,8% và 20,6%, đồng thời cải thiện chất lượng thân thịt cũng như màu sắc thịt. Tốc độ đào thải Salbutamol qua nước tiểu chậm hơn so với Ractopamine (7 ngày so với 5 ngày). Tốc độ đào thải Sabl chậm hơn so với Ract. Sau 5 ngày (đối với lô bổ sung Ract) và 7 ngày (đối với lô bổ sung Salb) mới hết tồn dư trong nước tiểu, cơ và mô mỡ. Vẫn phát hiện tồn dư trong gan và thận nhưng thấp hơn so với mức tồn dư được phép. Kết quả có thể sử dụng làm căn cứ để xây dựng chiến lược kiểm soát chất cấm trong thức ăn chăn nuôi lợn.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Y Tế (2013). Thông tư 24/2013/TT-BYT. Thông tư ban hành "Quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm".

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012). Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ban hành quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi.

    Ninh Thị Len, Trần Quốc Việt, Lê Văn Huyên, Đào Thị Phương, Nguyễn Thị Phụng (2011). Nghiên cứu nhu cầu năng lượng, protein và axit amin thiết yếu (Lysin, Methionin, Threonin và Tryptophan) cho các tổ hợp lợn lai ngoại x ngoại nuôi thịt ở Việt nam”. Đề tài trọng điểm cấp Bộ giai đoạn 2008-2010.

    Anderson, D. B., Veenhuizen, E. L., Schroeder, A. L., Jones, D. J, and Hancock, D. L. (1991). The use of phenethanolamines to reduce fat and increase leanness in meat animals. Proceeding of Symposium on Fat and Cholesterol Reduce Foods-Advances in Applied Biotechnology Series, pp. 43-73.

    Bridi, A. M., Oliveira, A. R., Fonseca, NAN, Shimokomaki, M., Coutinho, L. L., Silva, C. A., (2006). Efeito do genótipo halotano, da ractopamina e do sexo do animal na qualidade da carne suína. R Bras Zootec, 35: 2027-33. http://dx.doi.org

    Cantarelli, V. S., Fialho, E. T., Almeida, E. C., Zangeronimo, M. G., Amaral, N. O., Lima, JAF (2009). Características da carcaça eviabilidade econômica do uso de cloridrato de ractopamina para suínos em terminação com alimentação à vontade ou restrita. Ciênc Rural, 39: 844-51. http://dx.doi.org.

    Lonergan, S. M., Huff-Lonergan, E., Rowe, L. J., Kuhlers, D. L., Jungst, S. B. (2001) Selection for lean growth efficiency in Duroc pigs influences pork quality. Journal of Anim Science, 79: 2075-85.

    Marnchant, F. J. N., Lay, Jr D. C., Pajor, E. A., Richert, B. T and Schinckel, A. P. (2003) The effects of Ractopamine on the behavior and physiology of finishing pigs. Journal of Animal Science, 81: 416-422.

    Manno, M. C., Oliveira, R. F. M., Donzele, J. L., Oliveira, W. P., Vaz, RGMV, Silva, BAN (2006). Efeitos da temperatura ambiente sobre o desempenho de suínos dos 30 aos 60 kg. R Bras Zootec, 35: 471-77. http://dx.doi.org/10:1590.

    Mercola (2013). Ractopamine: The Meat Additive Banned Almost Everywhere But America. http://articles.mercola.com.

    Moody, D. E., Hancock, D. L and Anderson, D. B. (2000). Phenethanolamine Repartitioning Agents. Farm Animal Metabolism and Nutrition. (Edited by D’ Mello J.P.F. - CABI Publishing, pp. 64-97.

    NPPC (National Pork Producers Council) (2000). Pork Composition and Quality Assessment Procedures. NPPC. Des Moines, IA.

    Reig, M. and Toldra, F. (2008). Veterinary drug residues in meat: Concerns and rapid methods for detection, Journal of Meat Science, 78(1 -2): 60-67.

    Xiao Ri-Jin, Zi-Rong Xu and Hong-Liang Chen (1999). Effects of Ractopamine at different dietary protein levels on growth performance and carcass characteristics in finishing pigs. Animal Feed Science and Technology, 79: 119-127.

    Sanches, J. F., Kiefer, C., Carrijo, A. S., Moura, M. S., Silva, E. A., Santos, A. P. (2010). Níveis de ractopamina para suínos machos castrados em terminação mantidos sob estresse por calor. R Bras Zootec, 39: 1523-29. http://dx.doi.org

    Schinckel, A. P., Li, N., Richert, B. T., Preckel, P. V and Einsein, M. E. (2003). Development of model to describle the compositional growth and dietary lysine requirements of pigs fed Ractopamine. Journal of Animal Science, 81: 1106-1119.

    See, M.T., Armstrong, T. A and Weldon, W. C. (2004). Effect of Ractopamine feeding program on growth performance and carcass composistion in finishing pigs. Journal of Animal Science, 82: 2474-2480.