HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) GHÉP VỚI CÁ DIÊU HỒNG (Oreochromis sp.) THÍCH ỨNG VỚI BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN GIAO THỦY, NAM ĐỊNH

Ngày nhận bài: 05-02-2017

Ngày duyệt đăng: 09-03-2017

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Vạn, K., & Ân, N. (2024). HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) GHÉP VỚI CÁ DIÊU HỒNG (Oreochromis sp.) THÍCH ỨNG VỚI BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN GIAO THỦY, NAM ĐỊNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(1), 58–63. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/336

HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) GHÉP VỚI CÁ DIÊU HỒNG (Oreochromis sp.) THÍCH ỨNG VỚI BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN GIAO THỦY, NAM ĐỊNH

Kim Văn Vạn (*) 1, 2 , Ngô Thế Ân 3

  • 1 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Biến đổi khí hậu, cá Diêu hồng, nuôi ghép, tôm chân trắng

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả mô hình nuôi kết hợp giữa tôm chân trắng với cá Diêu hồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Thí nghiệm được thực hiện ở 6 ao nuôi có diện tích từ 2.000-2.500m2trong năm 2015 và 2016 ở xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Trong đó có 2 ao nuôi ghép giữa tôm chân trắng với cá Diêu hồng trong nước ngọt, 2 ao nuôi đơn tôm chân trắng trong nước ngọt và nước lợ. Ao nuôi kết hợp cá Diêu hồng được thả với mật độ 2 con cùng với 100 con tôm chân trắng trong 1 m2, trong một lứa cá, tôm được thả 2 đợt, ao nuôi đơn Tôm chân trắng được thả với mật độ 100 con/m2. Kết quả cho thấy mô hình nuôi ghép giữa tôm chân trắng kết hợp với cá Diêu hồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình nuôi đơn 2,8 lần; chi phí về thuốc và hóa chất sử dụng trong mô hình nuôi kết hợp bằng 2/3 mô hình nuôi đơn và ít chịu rủi ro hơn trong vấn đề dịch bệnh. Mô hình nuôi kết hợp được xem như là mô hình đại diện cho thích ứng với biến đổi khí hậu ở địa phương.

    Tài liệu tham khảo

    Anvimelech Y. and Ritvo G. (2003). Shrimp and fish pond soils: processes and management, Aquaculture,220: 549-567.

    Attasat S., Wanichpongpan P., and Ruenglertpanyakul P. (2013). Design of Integrated Aquaculture of the Pacific White Shrimp, Tilapia and Green Seaweed. Journal of Sustainable Energy & Environment, 4: 9-14.

    Kim Văn Vạn (2004). Hội chứng Taura ở tôm he chân trắng (Peneus vanamei). Tạp chí Khuyến ngưViệt Nam, 4: 28-29.

    Kim Văn Vạn và Nguyễn Thị Diệu Phương (2004). Chế độ dinh dưỡng cho nuôi cá rô phi thâm canh. Tạp chí Khuyến ngưViệt nam, 2: 18.

    Kim Văn Vạn, Trần Ánh Tuyết, Trương Đình Hoài và Kim Tiến Dũng (2010).Kết quả bước đầu nuôi đơn cá Trắm đen thương phẩm trong ao tại tỉnh Hải Dương. Tạp chí Khoa học và Phát triển. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 8(3): 481-487.

    Muangk B., Ikejima K., Powtongsook S., and Yi Y. (2007). Effects of white shrimp, Litopenaeus vannamei (Boone), and Nile tilapia, Oreochromis niloticus L., stocking density on growth, nutrient conversion rate and economic return in integrated closed recirculation system. Aquaculture, 269: 363-376.

    Cục Thú y (2016). Tài liệu họp mở rộng hội đồng tư vấn Quốc gia bàn về giải pháp chiến lược trong công tác phòng chống dịch bệnh trên thủy sản 2017. Họp ngày 7/12/2016.

    Tổng Cục Thủy sản (2016). Tổng quan thị trường tôm thế giới năm 2015. http: //www.fistenet.gov.vn/f-thuong-mai-thuy-san/b-thi-truong/tong-quan-thi-truong-tom-the-gioi-nam-2015/

    Nguyễn Văn Đông (2016). Giao Thủy phát triển kinh tế biển bền vững. http: //thuysangiaothuy.com /Bao-chi-noi-ve-chung-toi/Giao-Thuy-phat-trien-kinh-te-bien-ben-vung.html.