NGHIÊN CỨU CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC TỪ BÃ NẤM VÀ PHÂN GÀ

Ngày nhận bài: 18-08-2015

Ngày duyệt đăng: 09-11-2015

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Thao, N., Anh, N., Minh, N., Hà, N., & Hải, Đỗ. (2024). NGHIÊN CỨU CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC TỪ BÃ NẤM VÀ PHÂN GÀ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(8), 1415–1423. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/249

NGHIÊN CỨU CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC TỪ BÃ NẤM VÀ PHÂN GÀ

Nguyễn Văn Thao (*) 1 , Nguyễn Thị Lan Anh 1 , Nguyễn Thị Minh 2 , Nguyễn Thu Hà 1 , Đỗ Nguyên Hải 1

  • 1 Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Bã nấm, chế phẩm vi sinh vật, phân gà, phân hữu cơ sinh học

    Tóm tắt


    Trong 10 ngày đầu, nhiệt độ giữa bể ủ (gồm hỗn hợp bã nấm và phân gà) có bổ sung chế phẩm CPVSV3 (CT3) dao động từ 51-560C, cao hơn so với các công thức CT1, CT2, ĐC và duy trì từ 5-7 ngày. Sau ủ 30 ngày, phân ủ ở CT3 có tỷ lệ C/N thấp nhất (13,64); hàm lượng đạm tổng số (1,04%), lân hữu hiệu (187,9 mg/100g) và kali hữu hiệu (416,2 mg/100g) cao hơn các công thức còn lại. CPVSV3 giúp hạn chế sự phát triển của E.colivà Salmonella, đồng thời làm tăng mật độ các vi khuẩn Amon hóa và vi khuẩn phân giải xenlulo. Hàm lượng một số kim loại nặng (As, Cd, Pb, Hg) trong mẫu phân bón sau ủ thấp hơn nhiều so với quy định trong thông tư 41/BNNvà PTNN. Sử dụng phân ủ ở CT3 bón cho cây cải chíp (Brassica rapassp.Chinensis) giúp cây có năng suất thực thu đạt 1,18 kg/m2, cao hơn so với công thức bón phân chuồng và không bón phân hữu cơ. Sản phẩm rau cải chíp sau thu hoạch có hàm lượng As, Cd, Pb, Hg, mật độ vi khuẩn E.coli, Salmonellathấp hơn tiêu chuẩn do Bộ Y tế quy định. Kết quả nghiên cứu cho thấy chế phẩm CPVSV3 phù hợp sử dụng để chế biến bã nấm và phân gà thành phân hữu cơ sinh học nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp an toàn.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2005). TCVN 4829:2005-ISO 6579:2002. Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi-Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2007). TCVN 6846:2007-ISO 7251:2005. Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi-Phương pháp phát hiện và định lượng Escherichia coli giả định. Kiểm tra đếm số có xác suất lớn nhất

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014). Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

    Bộ Y tế (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm

    Bộ Y tế (2012). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-3:2012/BYT đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm

    Burton,C.H. and Turner, C. (2003). Manure management treatment strategies for sustainable agriculture. 2nd Edition printed by Lister α Durling printer, Flitwick, Bedford, UK.

    Tạ Thu Cúc (2000). Giáo trình cây rau. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội

    Feachem. R.G., D.J. Bradley., H. Garelick., and D.D. Mara (1983). Sanitation and Disease: Health Aspects of Excreta and Wastewater Management. Chichester: John Wiley & Sons.

    Nguyễn Như Hà (2006). Giáo trình bón phân cho cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp

    Trung tâm khuyến nông Hà Nội (2014).Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam. http://khuyennonghanoi.gov.vn/ChiTietTinBai.aspx?ID = 1695&CateID = 9đăng ngày 29 tháng 9 năm 2014.

    Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998). Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.