ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG CHO THỊT CỦA GÀ ĐỊA PHƯƠNG LÔNG CẰM TẠI LỤC NGẠN, BẮC GIANG

Ngày nhận bài: 03-10-2012

Ngày duyệt đăng: 20-12-2012

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Mùi, N., Thành, N., Đức, L., & Hiếu, N. (2024). ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG CHO THỊT CỦA GÀ ĐỊA PHƯƠNG LÔNG CẰM TẠI LỤC NGẠN, BẮC GIANG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(7), 978–985. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/22

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG CHO THỊT CỦA GÀ ĐỊA PHƯƠNG LÔNG CẰM TẠI LỤC NGẠN, BẮC GIANG

Nguyễn Bá Mùi (*) 1 , Nguyễn Chí Thành 1 , Lê Anh Đức 2 , Nguyễn Bá Hiếu 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • 2 Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
  • Từ khóa

    Chất lượng thịt, gà địa phương lông cằm, sinh trưởng

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành trên 100 con gà địa phương tại nông hộ thuộc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang nhằm đánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng cho thịt của gà địa phương lông cằm. Gà từ 0 đến 15 tuần tuổi được nuôi theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 2265-1994) và chế độ ăn tự do. Kết quả nghiên cứu cho thấy gà lông cằm có chùm lông đặc trưng ở cằm. Khối lượng gà con 01 ngày tuổi trung bình đạt 28,78 gam. Ở 15 tuần tuổi con trống đạt 1907,05g, con mái đạt 1430,63g. Và tiêu tốn thức ăn trung bình là 3,34kg thức ăn/kg tăng trọng. Kết quả mổ khảo sát ở 15 tuần tuổi có tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi và tỷ lệ thịt lườn trung bình tương ứng là 69,00%; 22,29% và 14,83%. Hàm lượng protein trong thịt lườn là cao hơn thịt đùi và hàm lượng lipit trong thịt lườn thì lại thấp hơn thịt đùi.

    Tài liệu tham khảo

    AOAC (1997). Association of official analytical chemists, Official methods of analysis, AOAC Washington, D.C.

    Lê Công Cường (2007). Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Hồ và gà Lương Phượng, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn (2011). Một số chỉ tiêu nghiên cứu trong chăn nuôi gia cầm. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2011.

    Nguyễn Thị Hòa (2004). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh sản và bảo tồn quỹ gen giống gà Đông Tảo, Luận văn thạc sỹ khoa học sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

    Đào Văn Khanh (2002). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt gà của 3 giống gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau ở Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Thái Nguyên, trang 147-149.

    Nguyễn Văn Lưu (2005). Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của gà Hồ, Luận văn thạc sĩ Nông Nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

    Lê Viết Ly (2001). Chuyên khảo bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

    Lê Viết Ly (2004). Công tác bảo tồn nguồn gen vật nuôi trên bình diện toàn cầu, Hội nghị Bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1999-2004, Viện Chăn nuôi, 10/2004, Hà Nội.

    Lê Thị Nga (2005). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của gà lai hai giống Kabir với Jiangcun và ba giống gà Mía x (Kabir x Jiangcun). Luận án tiến sĩ Nông nghiệp - Viện Chăn nuôi.

    Trần Thị Mai Phương (2004). Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và phẩm chất thịt của giống gà Ác Việt Nam, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, Hà Nội.

    Nguyễn Chí Thành, Lê Thị Thúy, Đặng Vũ Bình và Trần Thị Kim Anh (2009). Đặc điểm sinh học, Khả năng sản xuất của 3 giống gà địa phương: gà Hồ, gà Đông Tảo và gà Mía. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 4 (122) -2009, tr. 2-10.

    Lê Thị Thuý, Trần Thị Kim Anh và Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2010). Khảo sát thành phần và chất lượng thịt gà H’Mông và gà Ri ở 14 tuần tuổi. Tạp chí Khoa họccông nghệ chăn nuôi, số 25 tháng 8 năm 2010, tr. 8-12.

    Nguyễn Văn Thiện, Hoàng Phanh (1999). ” Khả năng sinh trưởng, cho thịt và sinh sản của gà Mía”, Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam, trang 136-137.