Ngày nhận bài: 07-02-2015
Ngày duyệt đăng: 18-05-2015
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA VỊT CV SUPER M ÔNG BÀ NUÔI TRÊN KHÔ, KHÔNG CẦN NƯỚC BƠI LỘI TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Từ khóa
khối lượng cơ thể, sản lượng trứng, tỷ lệ ấp nở, vịt ông bà CV super M
Tóm tắt
Một đàn vịt ông bà CV super M nhập nội gồm 4 dòng A,B,C và D được nuôi hoàn toàn trên cạn tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm đánh giá khả năng sản xuất trong giai đoạn hậu bị và sinh sản. Kết quả theo dõi cho thấy, mặc dù là thủy cầm nhưng khi nuôi hoàn toàn trên cạn trong điều kiện miền Bắc Việt Nam, các dòng vịt ông bà vẫn sinh trưởng, sinh sản tốt và cho năng suất đạt tiêu chuẩn của hãng cung cấp. Trong giai đoạn từ mới nở đến 24 tuần tuổi, vịt có tỷ lệ nuôi sống 95- 97%; đàn vịt trưởng thành có ngoại hình đặc trưng của giống vịt chuyên thịt cao sản. Khối lượng cơ thể trung bình của trống A và trống C là 4,3kg và 3,8kg; của mái B và mái D lần lượt là 3,6kg và 2,8kg, tương đương với quy định của hãng cung cấp giống. Chi phí thức ăn cho một con vịt ông bà hậu bị trung bình là 248.802,5 đồng. Vịt CV super M dòng B và D đẻ 5% ở 175 - 177 ngày tuổi, đẻ đỉnh cao ở 223 - 224 ngày tuổi; dòng B có tỷ lệ đẻ bình quân là 69,12%; năng suất trứng là 116,1 quả/mái trong 24 tuần đẻ. Các số liệu tương tự của dòng mái D là 75,70% và 127,2 quả/mái. Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng của mái B là 4,4kg; cho 10 trứng giống là 5,0kg; kết quả tương tự của dòng D là 4,1kg và 4,8kg. Chi phí để sản xuất 10 quả trứng giống của mái B là 40.400 đồng, mái D là 38.267 đồng. Cả hai dòng này đều có chất lượng trứng ấp tốt, tỷ lệ vịt loại 1 trên tổng trứng ấp là 71% với dòng B và 73% với dòng D.
Tài liệu tham khảo
Adeola, A. (2005).Progress in duck nutrition. Proceedings of the 3rdWorld Waterfowl Conference.
Chen, M.J. (1999). Utilization of waterfowl products. Proceedings of the 1stWorld Waterfowl Conference.
Cherry, P. and Morris, T. (2008b).Rearing of parent stock, In:Cherry, P. and Morris, T.(Eds.),Domestic duck production science and practice, Guangzhou, China, p. 5-26.
Lê Sĩ Cương (2001).Nghiên cứu một số đặc điểm về tính năng sản xuất của giống vịt SM2 ông bà nuôi tại trung tâm NC vịt Đại Xuyên, luận văn thạc sĩ KHNN. Trường Đại họcNông nghiệp I,Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Dụng, Phùng Đức Tiến, Lê thị Nga, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Lành, Vũ Đức Cảnh, Khuất Thị Tuyên (2007). Chọn lọc nâng cao khả năng sản xuất của vịt CV Super M dòng ông, dòng bà nôi tại Cẩm Bình. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học -công nghệ chăn nuôi gia cầm an toàn thực phẩm và môi trường. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn (2011). Một số chỉ tiêu nghiên cứu trong chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Huang, J.F., Hu, Y.H. and Hsu, J.C. (2008). Waterfowl production in hot climates. In proceeding: The Waterfowl Conference, Taichung, Taiwan. p. 32-37.
Lương Tất Nhợ (1994), Đặc điểm sinh trưởng cho thịt và cho lông của vịt CV -Super M nuôi tại miền bắc Việt Nam. Luận án phó tiến sĩ, Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
Pingel, H. (2001) Selection for breast meat percentage and feed conversion ratio in ducks. Proceedings of the International Workshop on Waterfowl, Wermsdorf , Germany, p. 41-48.