Ngày nhận bài: 29-05-2012
Ngày duyệt đăng: 12-08-2012
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH ANTHOCYANIN TỪ ĐÀI HOA HIBISCUS SABDARIFFA-ỨNG DỤNG ĐỂ SẢN XUẤT GIẤY CHỈ THỊ PHÁT HIỆN NHANH HÀN THE TRONG THỰC PHẨM
Từ khóa
Anthocyanin, chất màu, Hibiscus, hàn the, giấy chỉ thị
Tóm tắt
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích chiết xuất chất màu anthocyanin từ đài hoa Hibiscus, tách bỏ bớt các tạp chất để có thể thu được thành phẩm chứa hàm lượng anthocyanin cao nhất. Sử dụng chất màu thu được để nghiên cứu sản xuất giấy chỉ thị xác định nhanh hàn the trong thực phẩm. Bằng phương pháp so màu và phương pháp pH vi sai, đã xác định được các điều kiện tối ưu cho quá trình chiết chất màu là dung môi etanol:nước 50:50 bổ sung 1% HCl; tỉ lệ dung môi/nguyên liệu là 14 ml/1 gam; thời gian chiết 6 ngày. Bằng phương pháp chiết phân đoạn, đã tách được chất màu thô anthocyanin từ dịch chiết của đài hoa Hibiscus. Đã xác định được hàm lượng chất màu trong nguyên liệu khô là 15,2% tương ứng trong nguyên liệu tươi là 1,06%. Độ axit của nguyên liệu khô là 3,37 mldH+/1 gam nguyên liệu, độ axit của chất màu khô là 3,83 mldH+/1 gam chất màu, tương ứng 0,58 mldH+/1 gam nguyên liệu khô, tức là độ axit đã giảm 83%. Đã khảo sát một số điều kiện để sản suất giấy chỉ thị hàn the và đã chọn được các thông số thích hợp với tỉ lệ pha loãng là 1gam màu khô/400ml nước cất; thời gian ngâm tẩm dịch màu lên giấy là 120 giây; thời gian tiếp xúc của giấy chỉ thị với thực phẩm (hoặc dịch thực phẩm) là 90 giây. Ngưỡng phát hiện tối thiểu hàn the của giấy chỉ thị là 40 mg/1 kg thực phẩm. Kết quả này có ưu điểm là phát hiện được ngưỡng tối thiểu tốt hơn so với giấy nghệ. Về độ nhạy khi thử trên một số nguyên liệu thực phẩm cũng thu được kết quả tương tự.
Tài liệu tham khảo
Huỳnh Thị Kim Cúc, Phạm Châu Quỳnh, Nguyễn Thị Lan, Trần Khôi Nguyên (2004). Xác định hàm lượng anthocyanin trong một số nguyên liệu rau quả bằng phương pháp pH vi sai, Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ, Đại Học Đà Nẵng, số 3(7), 47-54.
Nguyễn Thị Lan, Lê Thị Lạc Quyên (2004). Ảnh hưởng của hệ dung môi đến khả năng chiết chất màu anthocyanin từ quả dâu. Tạp chí khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2, 41-44.
Hồ Viết Quý (2006). Giáo trình phân tích lí hóa. Nhà xuất bản Giáo dục
Quyết định 867-BYT ngày 4/4/1998.
Quyết định của EU: QĐ 657/EC/2002
Alarcon-Aguilar, F.J., Zamilpa, A., Perez-Garcia, M.D., Almanza-Perez, J.C., Romero-Nu˜nez, E., Campos-Sepulveda, E.A., Vazquez-Carrillo, L.I., Roman-Ramos, R. (2007). Effect of Hibiscus sabdariffa on obesity in MSG mice. Journal of Ethnopharmacology, 114: 66-71.
Chien-Ning Huang, Kuei-Chuan Chan, Wei-Ting Lin, Shi-Li Su, Chau-Jong Wang and Chiung-Huei Peng (2009). Hibiscus sabdariffa Inhibits Vascular Smooth Muscle Cell Proliferation and Migration Induced by High Glucose. A Mechanism Involves Connective Tissue Growth Factor Signals. Journal of Agricultural and Food Chemistry 57 (8), 3073-3079.
Chiung-Huei Peng, Charng-Cherng Chyau, Kuei-Chuan Chan, Tsung-Hsien Chan, Chau-Jong Wang, and Chien-Ning Huang (2011). Hibiscus sabdariffa polyphenolic extract inhibits hyperglycemia, hyperlipidemia, and glycation-oxidative stress while improving insulin resistance. Journal of Agricultural and Food Chemistry
Morton, J.F. (1987). Roselle, Hibiscus sabdariffa L. In: Morton, J.F. (Ed.). Fruits of Warm Climates. Miami, Fl. USA, pp. 281-286.
Ologundudu, A., A.O. Lawal, O.G. Adesina, F.O. Obi, (2006a). Effect of ethanolic extract of Hibiscus sabdariffa L. on 2, 4- dinitrophenylhydrazine-induced changes in blood parameters in rabbits. Global J. Pure Appl. Sci. 12(3): 335-338.
Ologundudu, A., A.O. Lawal, O.G. Adesina, F.O. Obi (2006b). Effect of ethanolic extract of Hibiscus sabdariffa L. on 2, 4-dinitrophenylhydrazine-induced low glucose level and high malondialdehyde levels in rabbit brain and liver. Global J. Pure Appl. Sci. 12(4): 525-529.
Tseng, T.H., E.S. Kao, F.P. Chu, H.W. Lin-Wa, C.J. Wang (2000). Protective effect of dried flower extracts of Hibiscus sabdariffa L. against oxidative stress in rat primary hepatocytes. Food and Chemical Toxicology 35(12):1159-1164.