NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TẠO CALLUS VÀ TÁI SINH CÂY CỦA TẬP ĐOÀN 31 GIỐNG LÚA NƯƠNG MIỀN BẮC VIỆT NAM PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHUYỂN GEN

Ngày nhận bài: 15-02-2012

Ngày duyệt đăng: 16-07-2012

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hiền, P. (2024). NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TẠO CALLUS VÀ TÁI SINH CÂY CỦA TẬP ĐOÀN 31 GIỐNG LÚA NƯƠNG MIỀN BẮC VIỆT NAM PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHUYỂN GEN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(4), 567–575. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1687

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TẠO CALLUS VÀ TÁI SINH CÂY CỦA TẬP ĐOÀN 31 GIỐNG LÚA NƯƠNG MIỀN BẮC VIỆT NAM PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHUYỂN GEN

Phan Thị Thu Hiền (*) 1

  • 1 Khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Từ khóa

    Chuyển gen, lúa nương, tạo callus, tái sinh cây từ phôi hạt

    Tóm tắt


    Để đánh giá khả năng tạo callus và tái sinh của tập đoàn lúa nương nhằm hoàn thiện các quy trình nuôi cấy in vitrotrên các giống lúa có khả năng tái sinh cao phục vụ công tác chuyển gen, 31 giống lúa nương đã được sử dụng cho nghiên cứu này. Kết quả đã xác định được một số giống có khả năng tạo callus cao nhất trên môi trường thích hợp. Trong 31 giống lúa, có 4 giống có tiềm năng tạo callus tốt nhất là Kháu kè đè trặm (78,7%), Kháu công ton (85%), Kháu trặm họm (tẻ thơm) (76,3%) và Kháu noọn (80%). Môi trường thích hợp cho sự hình thành callus của các giống Kháu kè đè trặm và Kháu công ton là môi trường có bổ sung 1,5mg/l 2,4D. Trong lúc đó, đối với 2 giống còn lại là môi trường có bổ sung 2mg/l 2,4-D. Xác định được khả năng tái sinh của tập đoàn lúa nương trên các môi trường khác nhau trong số 25 giống lúa có khả năng tạo callus tốt nhất trên môi trường MS có bổ sung 2mg/lBAP, 0,5mg/lkinetine và 0,1mg/lcasein thích hợp nhất ở các giống IR78878-5-1-3-3 (70,3%), Kháu công ton (70,3%), Kháu tói (70,3%), Kháu trặm họm (75,3%). Đồng thời đã xác định được khả năng tạo callus và tái sinh cây của các giống lúa bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường và di truyền, hai yếu tố này có sự tương tác làm ảnh hưởng các khả năng trên ở các giống lúa khác nhau và bước đầu đã chuyển thành công gen OsDREB2ACA vào giống Kháu trặm họm.

    Tài liệu tham khảo

    Bartels D. and Sunkars R (2005). “Drought and salt tolerance in plant”. Critical review in plant science, 24, pp. 23-58.

    Cheng M. Fry J.E., Pang S., Zhou I., Conner T.W.L., Wang Y. (1992). “Genetic transfomation of the wheat mediated by Agrobacterium tumefaciens”. Plant. Physiol, 115, pp. 971-980.

    Chu Văn Mẫn (2003). Ứng dụng tin học trong sinh học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Hiei Y., Komari T. and Komari T. (1994). ”Efficient transfomation of rice (Oryza sativa L.) mediatedby Agrobacterium tumefaciens and sequence analysis of the boundaries of the DNA”. Plant Journal, 6, pp. 271-282.

    Hsieh T.H., Lee J.T., Yang P.T., Chiu L.H., Chargn Y.Y., Wang Y.C. and Chan M.T. (2002). “Tomato plants ectopically expressing Arabidopsis CBF1 show enhanced resistence to water deficis stress”. Plant Physiol, 129, pp.1086-1094 .

    James C. (2005). “Global status of commercialized biotech/MG crops”. ISAAA Briefs 34. ISAAA: Ithaca, NY.

    Murashige T. and Skoog F. (1962). “A revised medium for rapid growth and bioassay with tobacco tissue cultures”. Physiol. Plant, 15, pp. 473-497.

    Trung tâm tài nguyên di truyền thực vật. Giới thiệu nguồn gen giống lúa nương phục vụ bảo tồn in-situ (2003).