KHẢ NĂNG SỬ DỤNG LOÀI NHỆN BẮT MỒI Amblyseius sp. TRONG PHÒNG TRỪ NHỆN ĐỎ Panonychus citri Koch HẠI CAM CHANH

Ngày nhận bài: 12-04-2013

Ngày duyệt đăng: 22-09-2013

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hiếu, P., Khánh, N., & Anh, L. (2024). KHẢ NĂNG SỬ DỤNG LOÀI NHỆN BẮT MỒI Amblyseius sp. TRONG PHÒNG TRỪ NHỆN ĐỎ Panonychus citri Koch HẠI CAM CHANH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(7), 903–908. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1665

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG LOÀI NHỆN BẮT MỒI Amblyseius sp. TRONG PHÒNG TRỪ NHỆN ĐỎ Panonychus citri Koch HẠI CAM CHANH

Phạm Thị Hiếu (*) 1 , Nguyễn Đức Khánh 1 , Lê Ngọc Anh 1

  • 1 Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Amblyseiussp., khả năng ăn mồi, Panonychus citri

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này tập trung đánh giá khả năng sử dụng loài nhện bắt mồi Amblyseiussp. trong phòng trừ nhện đỏ hại cam chanh Panonychus citriKoch. Kết quả điều tra trên cây cam chanh tại Gia Lâm, Hà Nội cho thấy, nhện đỏ P. citrităng dần mật độ vào đầu tháng 9, gây hại mạnh vào trung tuần tháng 10, năm 2010. Bên cạnh đó, nhện bắt mồi Amblyseiussp. có sự đồng điệu về mật độ với loài nhện đỏ hại này. Mặt khác, sự xuất hiện và tăng số lượng của nhện bắt mồi là tác nhân làm giảm số lượng nhện đỏ. Nhện bắt mồi Amblyseiussp. có thời gian đẻ trứng dài (trung bình 13-15 ngày), tổng số trứng trung bình đạt 21,86 quả/con cái. Sức ăn trên pha trứng ở các giai đoạn khác nhau của nhện bắt mồi cho thấy, nhện non tuổi 1 không ăn. Nhện trưởng thành cái có sức ăn trứng cao hơn rõ rệt so với nhện non các tuổi và trưởng thành đực. Trưởng thành cái có thể ăn các pha phát triển của nhện đỏ cam chanh nhưng ăn ít đối với trưởng thành nhện đỏ.

    Tài liệu tham khảo

    Hoàng Thị Kim Thoa (2002). Nghiên cứu đặc tính sinh học và khả năng nhân nuôi nhện bắt mồi Amblyseius sp. trong phòng trừ nhện trăng Polyphagotarsonemus latus Banks. Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Nguyễn Văn Đĩnh, Phạm Thị Hiếu, Phạm Vân Khánh, Nguyễn Đức Tùng, Lê Ngọc Anh, Hoàng Thị Kim Thoa (2006). Khả năng phát triển quẩn thể của nhện bắt mồi Amblyseius victoriensis Womersley, một loài thiên địch quan trọng của nhện đỏ son Tetranychus cinnnabarinua Koch và bọ trĩ Thrips palmy Karny. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, 6(4): 3-10.

    Nguyễn Văn Đĩnh (1991). Nghiên cứu nhện hại cam chanh vùng Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa học 1986-1991. NXB Nông nghiệp, tr. 92-96

    Nguyễn Văn Đĩnh (1992). Sức tăng quần thể của nhện đỏ hại cam chanh. Tạp chí bảo vệ thực vật, 4: 11-15.

    Nguyễn Văn Đĩnh (2007). Giáo trình Biện pháp sinh học Bảo vệ thực vật. NXB Nông nghiệp, tr. 162-180.

    Trần Xuân Dũng (2003). Đặc điểm phát sinh, gây hại và khả năng phòng ngừa nhện hại cam quýt ở vùng đồi núi Hòa Bình. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện KHKT NNViệt Nam.

    Vũ Khắc Nhượng (1993). Bước đầu nghiên cứu về sâu bệnh hại cam quýt ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong mấy chục năm qua. Tạp chí BVTV, 1:7-10.