VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC HỘ DÂN VÙNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH Ở THỊ TRẤN TRÂU QUỲ - HUYỆN GIA LÂM

Ngày nhận bài: 05-08-2013

Ngày duyệt đăng: 12-11-2013

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Lê, N., & Tân, L. (2024). VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC HỘ DÂN VÙNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH Ở THỊ TRẤN TRÂU QUỲ - HUYỆN GIA LÂM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(7), 1053–1061. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1663

VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC HỘ DÂN VÙNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH Ở THỊ TRẤN TRÂU QUỲ - HUYỆN GIA LÂM

Nguyễn Phượng Lê (*) 1 , Lê Văn Tân 1

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Hộ gia đình, kinh tế, nông nghiệp ngoại thành, vai trò, xã hội

    Tóm tắt


    Đô thị hóa là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển. Thực tế trong những năm gần đây, đô thị hóa diễn ra ở Việt Nam với quy mô ngày càng lớn và tốc độ ngày càng nhanh. Điều đó đã khiến cho đất nông nghiệp bị thu hẹp, gây ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực đến việc làm và sinh kế của người nông dân ven đô. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực như mất đất nông nghiệp, thiếu việc làm, mất an ninh lương thực thường được các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu đề cập tới nhiều hơn. Theo nhiều nhà nghiên cứu việc duy trì và phát triển nông nghiệp ven đô sẽ phần nào hạn chế được những tác động tiêu cực của đô thị hóa. Bằng các phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như xã hội của các hộ dân ở thị trấn Trâu Quỳ. Về kinh tế, nông nghiệp góp phần làm đa dạng hóa nguồn thu nhập của hộ, bảo đảm an ninh lương thực, an toàn vệ sinh thực phẩm và tạo việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là những người không có điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp như không có vốn, trình độ chuyên môn và tay nghề thấp, người đã quá tuổi tuyển dụng vào các nhà máy công nghiệp và phụ nữ. Về xã hội, an ninh tài sản đất, an ninh sinh kế và gìn giữ các mối quan hệ cộng đồng truyền thống được xem là vai trò xã hội không nhỏ của nông nghiệp ngoại thành.

    Tài liệu tham khảo

    Elson, R.E. (1997). The End of the Peasantry in Southeast Asia: A Social and Economic History of Peasant Livelihood, 1800 - 1990s. New York: St. Martin's Press.

    Võ Hữu Hòa (2011). Phát triển nông nghiệp đô thị: Hướng đi bền vững cho các đô thị trong tiến trình đô thị hoá.

    http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=16574&Page=23/6/2011.

    Phạm Sỹ Liêm. (2009). Nông nghiệp đô thị trong quy hoạch thành phố Hà Nội. Bài trình bày tại Hội thảo “Hà Nội: thành phố thân thiện và sống tốt cho cộng đồng”. 1 -2/7/2009.

    Nugent, R. (2000). “The Impact of Urban Agriculture on the Household and Local Economies”, in N.Baker, M.Dubbeling, S.Grundel, U.Sabel-Koschella and H.de Zeeuw (eds) Growing Cities, Growing Food. DSA: Eurasburg, pp. 67-97.

    Rigg, Jonathan (2001). More than the Soil: Rural Change in Southeast Asian. Singapore: Prentice-Hall.

    Rigg, Jonathan (2002). Land and Livelihoods in Southeast Asia: Breaking the bond?,in Hiromitsu Umehara (ed) Agrarian Transformation and Areal Differentiation. Rikkyo: Rikkyo University Center for Asian Area Studies, pp. 385-406.

    Rigg, Jonathan (2005). “Poverty and Livelihoods after Full-Time Farming: A South-East Asian View”, Asia Pacific Viewpoint 46(2):173-184.

    Seeth H, Chachnov S, Surinov A & von Braun J. (1998). “Russian Poverty: Muddling through Economic Transition with Garden Plots”, World Development 26(9).