Ngày nhận bài: 29-11-2012
Ngày duyệt đăng: 25-06-2013
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG
Từ khóa
Hiệu quả sử dụng đất, huyện Lục ngạn, sản xuất nông nghiệp hàng hoá
Tóm tắt
Lục Ngạn là huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Trên địa bàn huyện có 7 loại hình sử dụng đất chính với các cây hàng hóa trọng điểm là vải thiều, hồng và keo. Trong các loại hình sử dụng đất, cây vải và cây keo cho hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị sản xuất đạt từ 142,5-76,8 triệu/ha/năm, 51,3-52,65 triệu đồng thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công từ 128.000-180.000 đồng và hiệu quả đồng vốn từ 1,71- 2,01 lần. Các kiểu sử dụng đất hai lúa và lúa màu cho hiệu quả kinh tế không cao nhưng có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực. Đến năm 2020 diện tích đất chuyên lúa, lúa - màu dự kiến là 4.000 - 4.200ha, diện tích trồng cây ăn quả khoảng 18.500hatrong đó diện tích trồng vải thiều chất lượng cao từ 12.000 - 15.000ha, diện tích rừng sản xuất sẽ mở rộng lên 33.000ha chủ yếu trồng cây keo lấy gỗ và cây nguyên liệu giấy.
Tài liệu tham khảo
Hội khoa học đất Việt Nam (2011). Quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
Vũ Thị Bình (2010). Bài giảng kinh tế đất. Trường ĐH Nông nghiệp, Hà Nội.
Uỷ ban nhân dân huyện Lục Ngạn (2007). Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đến năm 2020 huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Uỷ ban nhân dân huyện Lục Ngạn (2011). Thống kê đất đai năm 2011, kiểm kê đất đai năm 2005 huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (1998). Điều tra, đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội làm căn cứ quy hoạch phát triển các vùng nông nghiệp hàng hoá.