ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ KHỐI LƯỢNG CỦ GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GỪNG TRỒNG BAO TẠI GIA LÂM,HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 01-03-2013

Ngày duyệt đăng: 19-08-2013

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Thúy, M., & Phíp, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ KHỐI LƯỢNG CỦ GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GỪNG TRỒNG BAO TẠI GIA LÂM,HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(4), 482–491. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1646

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ KHỐI LƯỢNG CỦ GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GỪNG TRỒNG BAO TẠI GIA LÂM,HÀ NỘI

Mai Thị Thúy (*) 1 , Ninh Thị Phíp 2

  • 1 Học viên cao học lớp TTA – K20, khoa Nông học
  • 2 Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Cây gừng, giá thể, khối lượng mầm, trồng bao

    Tóm tắt


    Hai thí nghiệm được tiến hành nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và khối lượng củ giống đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của gừng trồng trong bao dưới tán vườn cây xoài 3 năm tuổi tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội có cường độ ánh sáng bằng 70% ánh sáng tự nhiên. Giống gừng Trâu được trồng trên các giá thể: 100% đất; 100% cát; 100% trấu hun; đất – trấu (1 – 1); đất – cát (1 – 1); cát – trấu (1 – 1) và đất – cát – trấu (1 – 1 – 1); gừng Gié được trồng với các khối lượng củ giống khác nhau (4g; 8g; 16g và 32g) trong bao giấy xi măng với kích thước 40cm x 40cm. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCBD với 3 lần nhắc lại. Kết quả cho thấy: giá thể có ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất gừng Trâu: gừng Trâu trồng trên giá thể đất – trấu (1 – 1); 100% cát và giá thể đất – cát – trấu (1 – 1 – 1) sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao hơn các giá thể khác; Hiệu quả kinh tế cao nhất là trồng gừng trên giá thể đất – cát – trấu (1 – 1 – 1) với 53,8 triệu đồng. Khối lượng củ giống (gừng Gié) càng tăng số nhánh khí sinh, số lá/nhánh, kích thước lá, diện tích lá, lượng chất khô tích lũy và năng suất càng cao. Khối lượng củ giống 32g cho năng suất cao nhất, tuy nhiên khối lượng củ giống 16g cho hiệu quả kinh tế cao nhất (41,58 triệu đồng) trong điều kiện sản xuất tại Gia Lâm, Hà Nội.

    Tài liệu tham khảo

    Đỗ Thị Thu Lai (2008). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất. chất lượng một số giống hoa trồng chậu phục vụ trang trí khu vực Lăng và Quảng trường Ba Đình. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr 14 – 20.

    Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2006). Giáo trình phương pháp thí nghiệm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 91 – 93.

    Lê Thị Nguyên (2009). Mối quan hệ Đất – Nước – Cây trồng. Bài giảng cao học. Đại học Thủy lợi, tr 23.

    Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương (2012). Trồng gừng trong vỏ bao xi măng, trích dẫn 13/6/2012 từ http://www.haiduongdost.gov.vn/nongnghiep/?menu=news&catid=1&itemid=3587&lang=vn&expand=news.

    Đỗ Quốc Thịnh (2011). Ảnh hưởng của phân bón và giá thể trồng đến sự sinh trưởng của cây nghệ đen trong vườn ươm tại huyện Chư Pưh tỉnh Gia lai. Khóa luận tốt nghiệp. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. tr 62.

    Anita L. Hayden, Lindy A. Brigham, and Gene A. Giacomelli (2004). Aeroponic Cultivation of Ginger (Zingiber officinale) Rhizomes. Acta Hort. 659, ISHS 2004. pp 397.

    Girma Hailemichael and Kindie Tesfaye (2008). The Effects of Seed Rhizome Size on the Growth, Yield and Economic Return of Ginger (Zingiber officinale Rosc.). Asian Journal of Plant Sciences 7: 213 - 217.

    John M.Dole and Harold F.Wilkins (1999). Floriculture Principles and species. pp.79 – 89.

    Marsh L., Corrie Cotton, Elizabeth Philipand Isoken Aighewi, (2005). Media Type and Moisture Influence Growth and Development of Ginger (Zingiber officinalis) Propagules. HortScience4 (40): 1032.

    Mohammad Sharrif Moghaddasi and Hamed Haddad Kashani (2012). Ginger (Zingiber officinale): A review. Journal of Medicinal Plants Research Vol. 6(26): 4255-4258.

    Ravindran P.N. and K. Nirmal Babu (2005). Ginger - The Genus Zingiber. Medicinal and Aromatic Plants - Industrial Profiles. pp. 15- 35, 250, 259 - 263, 265 – 270, 291 - 293.

    Zhenxian Z., A. Xizhen, Z. Qi and Z. Shi-jie (2000). Studies on the diurnal changes of photosynthetic efficiency of ginger. Acta Hort, Sinica. 27(2): 107–111.