THỨC ĂN CHẾ BIẾN CHO CÁ HỒI VÂN (ONCORHYNCHUS MYKISS) GIAI ĐOẠN ĐẦU THƯƠNG PHẨM

Ngày nhận bài: 18-02-2013

Ngày duyệt đăng: 15-06-2013

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thu, T., & Tình, T. (2024). THỨC ĂN CHẾ BIẾN CHO CÁ HỒI VÂN (ONCORHYNCHUS MYKISS) GIAI ĐOẠN ĐẦU THƯƠNG PHẨM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(3), 310–317. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1616

THỨC ĂN CHẾ BIẾN CHO CÁ HỒI VÂN (ONCORHYNCHUS MYKISS) GIAI ĐOẠN ĐẦU THƯƠNG PHẨM

Tran Thi Nang Thu (*) 1 , Trần Thị Tình 1

  • 1 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Oncorhynchus mykiss, cá hồi vân, nuôi thương phẩm, công thức thức ăn

    Tóm tắt


    Nghiên cứu chế biến thức ăn trong nước nhằm thay thế thức ăn nhập ngoại cho cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) giai đoạn đầu thương phẩm từ 10g/con đến 120g/con được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sapa - Lào Cai. Thí nghiệm được bố trí với 5 công thức thức ăn khác nhau trong đó có 1 thức ăn Phần Lan và 4 thức ăn chế biến trong nước (TACB1, TACB2, TACB3, TACB4) có hàm lượng protein 46% và lipid 18%. Các thức ăn chế biến có tỷ lệ bổ sung bột cá giảm dần từ 62,27% đến 52,75% và tỷ lệ bổ sung nguyên liệu thực vật tăng dần từ 14,66% đến 38,4%. Sau 75 ngày tiến hành thí nghiệm kết quả cho thấy, tốc độ sinh trưởng của cá hồi vân tương đối cao và đều ở các loại thức ăn thí nghiệm (1,43-1,47 g/con/ngày), tỷ lệ sống cao (98,0%-99,3%), hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (1,41-1,44), hệ số chiều dài ruột tỷ lệ thuận với phần trăm nguyên liệu có nguồn gốc thực vật bổ sung vào thức ăn. TACB3 sử dụng 56,12% bột cá và 25,72% nguyên liệu thực vật cho tốc độ tăng trưởng , hệ số chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống tương tự với thức ăn Phần Lan, đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất nhất (18%) có thể sử dụng làm thức ăn giai đoạn đầu thương phẩm cho cá hồi vân.

    Tài liệu tham khảo

    AOAC (1995). Association of Official Analytical Chemists.

    Đinh Văn Trung (2009). Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) và cá tầm (Acippenser baeri)”. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.

    De Silva, S.S. and Anderson, T.A. (1994). Fish Nutrition in Aquaculture. Editor: Chapman and Hall, 340 pages.

    Glencross B.D., C.G. Carter, N. Duijster, D.R. Evans, K. Dods, P. McCafferty, W.E. Hawkins, R. Maasand, Sipsas, S. (2004). A comparison of the digestibility of a range of lupin and soybean protein products when fed to either Atlantic salmon (Salmo salar) or rainbow trout (Oncorhynchus mykiss). Aquaculture 237, p.333-346.

    Hardy R.W. (2002). "Rainbow trout, Oncorhynchus mykiss". In: Webster and Lim (ed.). Nutrient requirement and feeding of finfish for aquaculture. CABI. pp.184-202.

    Mambrini M., Roem A.J., Carvedi J.P., Lalles J. P., Kaushik S.J. (1999). Effects of replacing fish meal with soy protein concentrate and of DL-methionine supplementation in high-energy, extruded diets on the growth and nutrient utilization of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss). J. Anim. Sci. 77, 2990-2999.

    Oo, A. N., S. Satoh, Tsuchida N. (2007). "Effect of replacements of fishmeal and fish oil on growth and dioxin contents of rainbow trout". Fisheries Science 73. pp.750-759.

    Tran Thi Nang Thu, Parkouda, C., de Saeger, S., Larondelle, Y., Rollin, X. (2007). Comparison of the lysine utilization efficiency in different plant protein sources supplemented with l-lysine·HCl in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) fry. Aquaculture, Volume 272, Issues 1-4, Pages 477-488.

    Webster C.D., Lim C. (2002). Nutrient Requirement and Feeding of Finfish for Aquaculture. CAB International, UK, 418p.