Ngày nhận bài: 24-09-2013
Ngày duyệt đăng: 17-02-2014
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÂY DU NHẬP RỪNG NGẬP MẶN Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Từ khóa
Cần Giờ, cây du nhập, rừng ngập mặn, tài nguyên thực vật, thực vật
Tóm tắt
Kết quả nghiên cứu đa dạng thành phần loài cây du nhập rừng ngập mặn ở KDTSQ Cần Giờ đã ghi nhận được 137 loài, 99 chi, 38 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, bổ sung mới 48 loài cây du nhập cho khu vực nghiên cứu. Tài nguyên thực vật có ích cũng được thống kê, với 72 loài (chiếm 52,6% tổng số loài) cây có giá trị làm thuốc, 15 loài (chiếm 10,9%) cây làm thực phẩm, 6 loài (chiếm 4,4%) cây làm cảnh, 4 loài (chiếm 2,9%) cây gia dụng và 4 loài (chiếm 2,9%) cây cho gỗ. Dạng sống của thực vật du nhập KDTSQ Cần Giờ [9] được chia làm 5 nhóm chính là cây thân thảo, cây bụi, cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn và dây leo.
Tài liệu tham khảo
Brummitt R. K. (1992). Vascular plant families and genera. Roya botanic garden, Kew.
Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, 2. NXB Y học.
Phạm Hoàng Hộ (1999-2000). Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3. NXB Trẻ.
Phan Nguyên Hồng (chủ biên) (1999). Rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học.
Trần Đình Lý (1993). 1900 loài cây có ích. NXB Thế giới.
Phạm Văn Ngọt và cs. (2007). Nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở RNM Cần Giờ. Báo cáo khoa học đề tài nhánh cấp nhà nước.
Lê Đức Tuấn (chủ biên) (2002). Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. NXB Nông nghiệp, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997). Cẩm nang tra cứu đa dạng sinh vật. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Nghĩa Thìn (2001). Thực vật học dân tộc - Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông Nghệ An. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội (2003-2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, 3. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.