NUÔI CẤY IN VITRO TRỤ TRÊN LÁ MẦM GIỐNG CAM (Citrus sinensis), QUÝT (Citrus reticulata)

Ngày nhận bài: 17-06-2014

Ngày duyệt đăng: 15-08-2014

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Tôn, P., Hải, T., Lư, Đoàn, Dung, P., & Viết N. (2024). NUÔI CẤY IN VITRO TRỤ TRÊN LÁ MẦM GIỐNG CAM (Citrus sinensis), QUÝT (Citrus reticulata). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(5), 641–649. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/148

NUÔI CẤY IN VITRO TRỤ TRÊN LÁ MẦM GIỐNG CAM (Citrus sinensis), QUÝT (Citrus reticulata)

Phan Hữu Tôn (*) 1, 2 , Tống Văn Hải 2 , Đoàn Văn Lư 3 , Phạm Thị Dung 2 , Nguyễn Xuân Viết 4

  • 1 Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Nguồn gen Cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 4 Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Từ khóa

    Cam quýt (citrus), benzyl adenine (BA), giá thể, naphalene acetic acid (α NAA), 1H- indole-3-acetic acid (IAA), nhân giống vô tính in vitro, trụ trên lá mầm

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được tiến hành trên giống cam Vinh và quýt Đường Canh nhằm xây dựng một quy trình nuôi cấy in vitrotrụ trên lá mầm (epicotyl) hoàn chỉnh của cây cam Vinh và quýt Đường Canh phục vụ cho công tác chuyển gen. 5 thí nghiệm đã được tiến hành tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của chất khử trùng hạt đến hiệu quả khử và ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tạo chồi và tạo rễ cũng như ảnh hưởng của giá thể đến sự phát triển của cây khi ra ngôi. Kết quả đã xác định được chất khử trùng tốt nhất là Johnson 10% lắc trong 15 phút. Nồng độ BA cho tái sinh chồi tốt nhất đối với giống cam Vinh là 1,5 mg/l, quýt Đường Canh là 1,0 mg/l trên môi trường nềnMS+ 30 g/l Đường + 8 g/l Agar + 1,0 mg/l vitamin B5. Nồng độ tổ hợp NAA và IAA tốt nhất cho tạo rễ của chồi đối với giống cam Vinh là 0,4 mg/l α NAA+ 0,4 mg/l IAA, quýt Đường Canh là 0,3 mg/l α NAA + 0,4 mg/l IAA trên môi trường nền MS+ 30g/l Đường + 5mg/l vitamin B5 + 8g/l Agar. Giá thể tốt nhất cho ra cây in vitrolà cát vàng + trấu hun với tỷ lệ 1:1.

    Tài liệu tham khảo

    Almeida Weliton, Filho Mourao, Mendes (2003). “Agrobacterium-mediated transformation of Citrus sinensis and Citrus limonia epicotyl segments”. Scientia Agricola, 60: 23-29.

    Carmi, N., Y. Salts, B. Dedicova, S. Shabtai and R. Barg (2003). Induction of parthenocarpy in tomato via specific expression of the rolB gene in the ovary. Planta, 217: 726-735.

    Guityerrez M, Luth D and Moore A (1997). Factors affecting Agrobacterium-mediated transformation in Citrus and production of sour orange (Citrus aurantium L.) plants expressing the coat protein gene of citrus tristeza virus. Plant cell, 16(11): 745-753.

    Kumar Raj, Kaul M.K., Saxena S.N., Bhargava S., Singh Shrawan (2012). Protocol standardization for micropropagation of Citrus jambhiri Lush. usingnodal segments of nucellar seedlings. Progressive Horticulture, 44(1):101- 109.

    Mourão Filho, Mendes Beatriz, Almeida Weliton (2002). In vitro organogenesis optimization and plantlet regeneration in Citrus sinensis and C. limonia. Scientia Agricola, Print version ISSN 0103-9016.

    Moreira-dias, j.m.; Molina, r.v.; Bordón, y.; Guardiola, j.l.; García-luis, a (2000). Direct and indirect shoot organogenic pathways in epicotyl cuttings of Troyer citrange differ in hormone requirements and their response to light. Annals of Botany, 85: 103-110.

    Lã Thị Nguyệt (2008). Nghiên cứu tạo dòng bưởi Diễn và cam Xã Đoài đa bội bằng xử lý Colchicine trong điều kiện in vitro. Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Mukhtar r, Mumtaz khan, Ramzan rafiq, Adnan shahid and Farooq ahmadkhan (2005). “In vitro Regeneration and Somatic Embryogenesis in (Citrus aurantifolia and Citrus sinensis)”, International journal of agriculture & biology, page 518-520, available at http://www.ijab.org.

    Saini HK, Gil MS and Gill M I S (2010). Direct shoot oganogenenis and plant regeneration in rough lemon (Citrus Jambhiri Lush). Indian journal Biotechnology, 9: 419-423.

    Ramkrishna N. Khawale and Sanjay K. Singh (2005). “In vitro adventitive embryony in Citrus: A technique for Citrus germplasm exchange”. Current science, 88(8): 25.

    Nguyễn Đức Thành (2000). Nuôi cấy mô tế bào thực vật - Nghiên cứu và ứng dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Hà Thị Thúy, Đỗ Năng Vịnh (2004). Nghiên cứu tạo mô sẹo phôi hóa và phôi vô tính từ nuôi cấy noãn ở một số giống cây ănquả có múi. Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, 2: 13-19.

    USMAN Muhammad, SANA Muhammad, B. FATIMA (2005). “In vitro multiple shoot induction from nodal explants of citrus cultivars”, Original paper, 6(4): 435 - 442.

    Đỗ Năng Vịnh (2005). Công nghệ tế bào thực vật ứng dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Đỗ Năng Vịnh (2008). Cây ănquả có múi - Công nghệ sinh học chọn tạo giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp.