ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢPMỘT SỐ TÍNH TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC DÒNG NGÔ NẾP TỰ PHỐI

Ngày nhận bài: 16-04-2015

Ngày duyệt đăng: 07-10-2016

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Liet, V., Tuân, P., Long, N., & Anh, N. (2024). ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢPMỘT SỐ TÍNH TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC DÒNG NGÔ NẾP TỰ PHỐI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(9), 1341–1349. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1465

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢPMỘT SỐ TÍNH TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC DÒNG NGÔ NẾP TỰ PHỐI

Vu Van Liet (*) 1, 2, 3 , Phạm Quang Tuân 4 , Nguyễn Việt Long 2 , Nguyễn Thị Nguyệt Anh 4

  • 1 Khoa Nông học,Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Faculty of Agronomy, Vietnam National University of Agriculture
  • 4 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng
  • Từ khóa

    Dòng tự phối, khả năng kết hợp, chất lượng ăn uống, dinh dưỡng

    Tóm tắt


    Mục đích của nghiên cứu là xác định khả năng kết hợp của sáu dòng tự phối có tính trạng vỏ hạt mỏng về các tính trạng chất lượngnhư độ dẻo, độ ngọt, hàm lượng protein, hàm lượng amylose thông qua lai dialen.6 dòng bố mẹ và 15 tổ hợp lai (THL) cùng với đối chứng HN88được đánh giátrong thí nghiệm bố trí khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, hai lần lặp lại trong vụ Xuân 2014. Kết quả cho thấy các dòng bố mẹ đều thuộc nhóm ngắn ngày, có đặc điểm nông sinh học phù hợp và năng suất khá đạt từ 24,48- 29,61 tạ/ha có thể sử dụng cho chọn giống ngô nếp lai. Các tổ hợp lai có thời gian sinh trưởng từ 98- 104 ngày, đều thuộc nhóm chín sớm. THL2có năng suất bắp tươi đạt 125,2 tạ/ha cao hơn đối chứng ở mức xác suất 95%. Khả năng kết hợp về năng suất bắp tươi, tính trạng vỏ hạt mỏng, tính trạng chất lượng (ăn uống và dinh dưỡng)xác định được 4 dòng ưu tú là D1, D2, D5và D6. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải phát triển các dòng thuần bố mẹ có khả năng kết hợp về năng suất và tính trạng chất lượng để phát triển giống ngô nếp lai có năng suất và chất lượng cao.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ NN&PTNT (2011). Thông tư số 48/2011/TT - BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ngô.

    Choe, E. (2010). Marker assisted selection and breeding for desirable thinner pericarp thickness and ear traits in fresh market waxy corn germplasm, University of Illinois at Urbana - Champaign.

    Creech, R. G. (1965). Genetic control of carbohydrate synthesis in maize endosperm. Genetics, 52: 1175.

    Edmeades, G. (2013). Progress in achieving and delivering drought tolerance in maize - an update. ISAAA: Ithaca, NY.

    Fuad‐Hasan, A., Tardieu, F., and Turc, O. (2008). Drought‐induced changes in anthesis‐silking interval are related to silk expansion: a spatio‐temporal growth analysis in maize plants subjected to soil water deficit. Plant, cell & environment, 31: 1349 - 1360.

    Ketthaisong, D., Suriharn, B., Tangwongchai, R., and Lertrat, K. (2014). Combining ability analysis in complete diallel cross of waxy corn (Zea mays var. ceratina) for starch pasting viscosity characteristics. Scientia Horticulturae, 175: 229 - 235.

    Park, K. J., Sa, K. J., Koh, H. - J., and Lee, J. K. (2013). QTL analysis for eating quality - related traits in an F2: 3 population derived from waxy corn× sweet corn cross. Breeding science, 63: 325.

    Pinnisch, R., Mowers, R., Trumpy, H., Walejko, R., and Bush, D. (2012). Evaluation of maize (Zea mays L.) inbred lines for yield component traits and kernel morphology. Maydica, 57: 1 - 5.

    Sa, K. J., Park, J. Y., Park, K. J., and Lee, J. K. (2010). Analysis of genetic diversity and relationships among waxy maize inbred lines in Korea using SSR markers. Genes & Genomics, 32: 375 - 384.

    Simla, S., Lertrat, K., and Suriharn, B. (2009). Gene effects of sugar compositions in waxy corn. Asian Journal of Plant Sciences, 8: 417.

    Wolf, M. J., Cull, I. M., Helm, J. L., and Zuber, M. S. (1969). Measuring Thickness of Excised Mature Corn Pericarp. Agronomy Journal, 61: 777 - 779.