ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH LÝ CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNGDƯA CHUỘT BẢN ĐỊA VIỆT NAM (Cucumis sativusL.)KHI BỊ HẠN Ở GIAI ĐOẠN CÂY CON

Ngày nhận bài: 16-06-2016

Ngày duyệt đăng: 10-10-2016

DOI:

Lượt xem

5

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Tuấn, T., & Hằng, T. (2024). ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH LÝ CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNGDƯA CHUỘT BẢN ĐỊA VIỆT NAM (Cucumis sativusL.)KHI BỊ HẠN Ở GIAI ĐOẠN CÂY CON. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(9), 1305–1311. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1461

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH LÝ CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNGDƯA CHUỘT BẢN ĐỊA VIỆT NAM (Cucumis sativusL.)KHI BỊ HẠN Ở GIAI ĐOẠN CÂY CON

Trần Anh Tuấn (*) 1 , Trần Thị Minh Hằng 1

  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Dưa chuột, chịu hạn, giống địa phương, tốc độ sinh trưởng, chỉsốchịu hạn

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng chịu hạn của 32 mẫu giống dưa chuột bản địa Việt Nam. Các cây được trồng trong các chậu chứa 5 kg giá thể (đất phù sa + xơ dừa ủ mục, tỷ lệ 1:2) cùng với phân bón lót(lượng phân bón CaO:N:P2O5:K2O cho mỗi chậu lần lượt là 10:2:2:1,5gam. Tất cả các cây thí nghiệm được đặt trong nhà lưới có mái che. Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phụ thuộc môi trường. Độ ẩm giá thể là 80- 85% độ ẩm bão hòa khi không gây hạn và ở công thức đối chứng trong suốt thời gian thí nghiệm. Ở công thức hạn, khi cây được 2 lá thật, ngừng tưới nước trong 10 ngày, sau đó sẽ tưới nước trở lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạn làm giảm số lá, diện tích lá, chiều cao cây, đường kính thân ở đa số các mẫu giống dưa chuột không có khả năng chịu hạn (DRI thấp). Ở các mẫu giống có khả năng chịu hạn khá (DRI > 1), số lá giảm ít nhưng có sự giảm mạnh diện tích lá để giảm thoát hơi nước và giảm nhẹ đường kính thân để không hạn chế khả năng vận chuyển nước lên các phần trên mặt đất. Trong các mẫu giống nghiên cứu, có 13 mẫu giống có khả năng chịu hạn khá, có thể sử dụng làm vật liệu để chọn tạo các dòng dưa chuột chịu hạn.

    Tài liệu tham khảo

    Blum, A. (2011). Phenotyping and Selection. Plant Breeding for Water - Limited Environments. New York, Springer, pp. 153 - 216.

    Tạ Thu Cúc (2007). Giáo trình cây rau. Hà Nội, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

    Phạm Văn Cường, Đoàn Công Điển, Trần Anh Tuấn, Tăng Thị Hạnh (2015). Đánh giá khả năng chịu hạn của các dòng lúa có nền di truyền Indica nhưng mang một đoạn nhiễm sắc thể thay thế từ lúa dại Oryza Rufipogon hoặc lúa trồng Japonica. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(2): 166 - 172.

    Deblonde, P. M. K. and J. F. Ledent (2001). Effects of moderate drought conditions on green leaf number, stem height, leaf length and tuber yield of potato cultivars. European Journal of Agronomy, 14(1): 31 - 41.

    FAO. (2016). FAO rapidly responds to severe drought in Vietnam. Retrieved 9/6/2016.

    Fischer, R. and R. Maurer (1978). Drought resistance in spring wheat cultivars. I. Grain yield responses. Australian Journal of Agricultural Research, 29(5): 897 - 912.

    Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng (2006). Giáo trình sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Phạm Quốc Thắng, Trần Thị Minh Hằng (2012). Ảnh hưởng của phân NPK đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dưa chuột bản địa vùng Tây Bắc. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(1): 66 - 73.

    Vũ Ngọc Thắng, Nguyễn Hữu Hiếu, Trần Anh Tuấn, Đồng Huy Giới, Vũ Đình Chính, Lê Khả Tường (2016). Ảnh hưởng của hạn đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc L14 trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 4(3): 80 - 88.

    Vũ Ngọc Thắng, Nguyễn Thu Huyền, Nguyễn Ngọc Quất (2012). Ảnh hưởng của điều kiện hạn đến sinh trưởng và năng suất của đậu xanh trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(2): 282 - 289.

    Tuan, T. A., S. Paunova, D. Nedeva and L. Popova (2011). Nitric Oxide Alleviates Cadmium Toxicity on Photosynthesis in Pea Plants. Comptes rendus de l'Academie bulgare des Sciences, 64(8): 1137 - 1142.