BIẾN ĐỘNG GIÁ SẢN PHẨM VẢI QUẢ VÀ ỨNG XỬ CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG VẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH HÀ TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngày nhận bài: 26-04-2012

Ngày duyệt đăng: 10-06-2012

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Dũng, N. (2024). BIẾN ĐỘNG GIÁ SẢN PHẨM VẢI QUẢ VÀ ỨNG XỬ CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG VẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH HÀ TỈNH HẢI DƯƠNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(3), 517–526. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/14

BIẾN ĐỘNG GIÁ SẢN PHẨM VẢI QUẢ VÀ ỨNG XỬ CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG VẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH HÀ TỈNH HẢI DƯƠNG

Nguyễn Mậu Dũng (*) 1

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Biến động giá, Hộ nông dân, Sản xuất, Tiêu thụ, Ứng xử, Vải thiều

    Tóm tắt


    Vải là cây trồng chủ lực của huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên do giá vải quả liên tục giảm trong những năm gần đây nên người nông dân trồng vải đã và đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong sản xuất và ổn định cuộc sống. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu ứng xử của hộ nông dân trong sản xuất vải với tình trạng biến động giá sản phẩm vải quả trong những năm qua và đề xuất một số giải pháp nhằm từng bước khắc phục những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ vải quả của các hộ nông dân trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy hộ nông dân trồng vải đã có những ứng xử rất đa dạng để như chuyển đổi một phần diện tích trồng vải sang các cây trồng khác có hiệu quả cao hơn, trồng xen một số cây ngắn ngày trong vườn vải, áp dụng biện pháp thu hoạch tỉa, tăng cường áp dụng biện pháp sấy vải khô, thay đổi phương thức tiêu thụ sản phẩm, tham gia Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải... Quy hoạch lại diện tích trồng vải, tăng cường áp dụng kỹ thuật điều chỉnh thời điểm thu hoạch, tăng cường áp dụng công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch, tăng cường liên kết trong tiêu thụ sản phẩm là những biện pháp cần được tập trung nghiên cứu và áp dụng đối với sản xuất và tiêu thụ vải trong thời gian tới.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Mạnh Dũng (2003). Bảo quản - chế biến và những giải pháp phát triển ổn định cây vải, nhãn. Nhà xuất bản nông nghiệp.

    Nguyễn Thị Tân Lộc (2008). Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất vải tại huyện Thanh Hà- Hải Dương, Luận ánthạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

    Trương Thị Minh và cộng sự (2007). Xây dựng quy trình canh tác vải thiều Thanh Hà theohướng ASEAN GAP. Báo cáo trình bày tại Hội thảo GAP về Thanh Long tại Bình Thuân, 21-22/07/2008.

    Nông thôn đổi mới (2005). Giải pháp duy trì chất lượng quả vải tươi. Số 37/2005.

    (http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/nong_thon_doi_moi/2005/2005_00037/MItem.2005-09-16.4319/MArticle.2005-09-16.3409/marticle_view)

    Nguyễn Anh (2007). Cây vải thiều trong cơn choáng thị trường. Phóng sự điều tra. Báo Sài gòn giải phóng.

    http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/2007/3/92461/).