BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU GIUN TRÒN KÝ SINH Ở MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN VEN BỜ TỈNH QUẢNG BÌNH

Ngày nhận bài: 20-06-2017

Ngày duyệt đăng: 20-10-2017

DOI:

Lượt xem

1

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Hiền, H., Hà, N., Ngọ, H., & Đức, N. (2024). BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU GIUN TRÒN KÝ SINH Ở MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN VEN BỜ TỈNH QUẢNG BÌNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(11), 1529–1538. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1393

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU GIUN TRÒN KÝ SINH Ở MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN VEN BỜ TỈNH QUẢNG BÌNH

Hoàng Văn Hiền (*) 1, 2 , Nguyễn Văn Hà 3 , Hà Duy Ngọ 1, 2 , Nguyễn Văn Đức 1, 2

  • 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam
  • 2 Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • 3 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH vàCN Việt Nam
  • Từ khóa

    Cá biển, giun tròn ký sinh, Quảng Bình

    Tóm tắt


    Giun tròn ký sinh ở cá biển không chỉ gây bệnh cho cá biển, làm giảm sản lượng cá mà một số loài giun tròn ký sinh còn có khả năng gây bệnh cho con người. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu về khu hệ, sinh học, sinh thái các loài giun tròn ký sinh ở cá biển là tiền đề cho việc phòng chống các bệnh giun tròn ký sinh trong thủy sản và y học. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam còn quá ít các nghiên cứu về đối tượng này, bài báo đây là dẫn liệu đầu tiên về tình hình nhiễm và thành phần loài giun tròn ký sinh của một số loài cá ở biển ven bờ tỉnh Quảng Bình. Kết quảmổ khám 240 cá thể cá thuộc 40 loài, 26 họ, 8 bộ ở vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Bình đã phát hiện 93 cá nhiễm giun tròn với tỷ lệ nhiễm chung là 38,75% và cường độ nhiễm từ 1 - 148 giun/cá thể. Kết quả định loại giun tròn bằng phương pháp hình thái học đã xác định được 15 loài thuộc 3 bộ, 6 họ, 11 giống, bổ sung 4 loài mới cho khu hệ giun tròn ở Việt Nam và 6 loài vật chủ mới của 4 loài giun tròn. Ngoài ra, ấu trùng giun tròn thuộc họ Anisakidae có khả năng gây bệnh cho con người cũng được xác định.

    Tài liệu tham khảo

    Anderson R. C., A. G. Chabaud and S. Willmott (2009). Keys to the Nematode Parasites of Vertebrates. CABI, pp. 463.

    Arthur J. R. and Bui Quang Te (2006). Checklist of parasites of fishes of Vietnam, FAO Fisheries Technical Paper 369/2, 123 p.

    Đỗ Thị Như Nhung (2007). Cá biển (Bộ cá Vược), động vật chí Việt Nam tập 17. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 391 tr.

    Froese R., D. Pauly (Eds.) (2007). FishBase. World Wide Web electronic publication. http://www.fishbase.org, version 06/2007.

    Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Vũ Thanh (2009). Kết quả nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán và giáp xác ký sinh ở cá vùng Hải Phòng. Tạp chí sinh học, 31(1): 1-8.

    Hoàng Văn Hiền, Bùi Thị Dung, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Văn Đức (2015). Bước đầu nghiên cứu thành phần loài giun tròn ký sinh ở giống cá nhệch (Ophichthidae: Pisodonophis) ở biển ven bờ tỉnh Nam Định. Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 6, tr. 544-550.

    Li L., W-T Zhao, Y-N Guo and L-P Zhang (2016). Nematode parasites infecting the starry batfish Halieutaea stellata (Vahl) (Lophiiformes: Ogcocephalidae) from the East and South China Sea. Journal of Fish Diseases, 39: 515-52.

    Li L., Liu YY, Zhang LP. (2012). Morphological and molecular identification of Hysterothylacium longilabrum sp. nov. (Nematoda: Anisakidae) and larvae of different stages from marine fishes in the South China Sea. Parasitol Res, 111(2): 767-77.

    Moravec F. (2001). Trichinelloid nematodes parasitic in cold-blooded vertebrates. Academia Praha: 429 pp.

    Moravec F. (2004). Metazoan parasites of Salmonid fishes of Europe. Academia Praha: 512 pp.

    Nguyễn Hữu Phụng, Lê Trọng Phấn, Nguyễn Nhật Thi, Đỗ Thị Như Nhung, Nguyễn Văn Lục (1995). Danh mục cá biển Việt Nam, tập III. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 608 tr.

    Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Phi Đính, Đỗ Thị Như Nhung (1997). Danh mục cá biển Việt Nam, tập IV. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 424 tr.

    Nguyễn Văn Lục, Lê Thị Thu Thảo và Nguyễn Phi Uy Vũ (2007). Cá biển (Bộ cá vược). Động vật chí Việt Nam, tập 19, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 419 tr.

    Pekmezci G.Z., B. Yardimci, E.E. Onuk, S. Umu (2014). Molecular characterization of Hysterothylacium fabri (Nematoda: Anisakidae) from Zeus faber (Pisces: Zeidae) caught off the Mediterranean coasts of Turkey based on nuclear ribosomal and mitochondrial DNA sequences. Parasitology International 63: 127-131.

    Skrjabin K.I. (1928). Methods of complete helminthological dissections of vertebrate animals, including humans. Publishing House of 1st Moscow State University. Moscow: 45 pp.

    Võ Thế Dũng (2010). Động vật ký sinh ở cá mú thuộc giống Epinephelus, Luận án Tiến sĩ sinh học, 148 tr.

    Wen-feng Peng, Sheng-fa Liu, Bing-li Wang, Mei-mei Wei (2011). A checklist of parasitic nematodes from marine fishes of China. Syst Parasitol., 79: 17-4.

    Yamaguti S. (1961). Systema helminthum, volum III: The nematodes of vertebrates part I.Interscience Publishers, 680 tr.