KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA DÊ CÁI NUÔI TẠI NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

Ngày nhận bài: 18-04-2017

Ngày duyệt đăng: 27-09-2017

DOI:

Lượt xem

1

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Mùi, N., Hiếu, N., Hòe, Đặng, & Đăng, P. (2024). KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA DÊ CÁI NUÔI TẠI NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(7), 899–904. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1382

KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA DÊ CÁI NUÔI TẠI NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

Nguyễn Bá Mùi (*) 1 , Nguyễn Bá Hiếu 2 , Đặng Thị Hòe 3 , Phạm Kim Đăng 2

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT I, Bộ Nông nghiệp và PTNT
  • Từ khóa

    Sinh sản, phối giống, lứa đẻ,

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng sinh sản của hai loại dê cái Cỏ và dê cái lai (Bách Thảo x Cỏ) (BT x Cỏ) trong ba mô hình nuôi ghép phối là Cỏ x Cỏ, BT x Cỏ và BoerBo)x (BT x Cỏ) nuôi tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Kết quả cho thấy năm chỉ tiêu tuổi phối giống lần đầu, khối lượng phối giống lần đầu, thời gian động dục lại sau đẻ, khoảng cách lứa đẻ và số con sinh ra trong một lứa ở dê cái Cỏ đều thấp và ngắn hơn so với dê cái lai (BT x Cỏ). 49,15 - 50,00% dê cái Cỏ đẻ 2 con/lứa trong khi 52,43% dê cái lai (BT x Cỏ) sinh đôi. Tỷ lệ đẻ sinh ba cũng có xu hướng như vậy. Dê đẻ càng nhiều thì khối lượng sơ sinh càng giảm và dê đực luôn nặng cân hơn dê cái. Tuy tỷ lệ nuôi sống của dê con đến cai sữa lại thấp hơn ở tổ hợp lai Bo x (BT x Cỏ) nhưng dê cái lai (BT x Cỏ) vẫn có năng suất sinh sản tốt hơn dê cái Cỏ.

    Tài liệu tham khảo

    Đặng Xuân Biên (1979). Kết quả điều tra giống dê và cừu, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1969 - 1979 của Viện Chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 148-152.

    Đinh Văn Bình (1994). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của giống dê Bách Thảo nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Luận án Phó Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, tr. 30-85.

    Đinh Văn Bình (1997). Kết quả bước đầu nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất của con lai F1 giữa 3 giống dê Ấn Độ với dê Cỏ Việt Nam. Tạp chí Người nuôi dê, 2: 93-112.

    Lê Văn Thông (2004). Nghiên cứu một số đặc điểm của giống dê Cỏ và kết quả lai tạo với giống dê Bách Thảo tại vùng Thanh Ninh, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tr. 164.

    Ngô Hồng Chín (2005). Kết quả sản xuất của ba giống dê Barbari, Jumnapari và Beetal nhập từ Ấn Độ (Thế hệ thứ 5) nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Báo cáo Khoa học, Viện Chăn nuôi, tr. 25-27.

    Nguyễn Đình Minh (2002). Nghiên cứu lai dê Bách Thảo với dê Cỏ và khả năng sản xuất của dê lai F1 (BT × Cỏ) tại tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh phụ cận, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.

    Nguyễn Bá Mùi, Đinh Văn Bình (2006). Khả năng sinh sản của một số giống dê nhập nội, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường đại học nông nghiệp I Hà Nội, 4(2): 126-130.

    Phan Đình Thắm (1997). Điều tra một số đặc tính sinh học, đánh giá khả năng sản xuất và đề ra biện pháp phát triển đàn dê nội nuôi tại các tỉnh trung du, miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tr. 12-15.

    Paul RC, Anmi Rahman, S Debnath, Mamy Khandoher (2014). Evaluation of productive and reproductive performance of Black Bengal goat. Bangladesh Journal of Animal Science, pp. 104-111.

    Shumuye Belay, Gebreslassie Gebru, Guesh Godifey, Minister Brhane, Mulalem Zenebe, Hailay Hagos and Tsegay Teame (2014). Reproductive performance of Abergelle goats and growth rate of their crosses with Boer goats. Livestock Research for Rural Development, 26(1).

    Tổng Cục thống kê (2016). Niên giám thống kê 2015. Nhà xuất bản Thống kê.

    Tổng Cục thống kê (2017). Niên giám thống kê 2016. Nhà xuất bản Thống kê.

    Trần Trang Nhung (2000). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của dê nội nuôi ở một số tỉnh trung du miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.