TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN NHÂN NUÔI CHỦNG VI KHUẨN VÙNG RỄ Bacillus subtilisRB.CJ41 KHÁNG NẤM Fusarium sp.

Ngày nhận bài: 03-10-2023

Ngày duyệt đăng: 07-03-2024

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Trang, T., Trung, N., Trinh, Đinh, & Hạnh, T. (2024). TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN NHÂN NUÔI CHỦNG VI KHUẨN VÙNG RỄ Bacillus subtilisRB.CJ41 KHÁNG NẤM Fusarium sp. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 22(3), 369–378. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1274

TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN NHÂN NUÔI CHỦNG VI KHUẨN VÙNG RỄ Bacillus subtilisRB.CJ41 KHÁNG NẤM Fusarium sp.

Trịnh Thị Huyền Trang (*) 1 , Nguyễn Minh Trung 1 , Đinh Lan Trinh 2 , Trần Thị Phương Hạnh 1

  • 1 Khoa Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên
  • 2 Trung tâm Thông tin,Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
  • Từ khóa

    Bacillus subtilis, Fusariumsp., tối ưu hóa, vi khuẩn vùng rễ

    Tóm tắt


    Bacillus subtilisRB.CJ41 là chủng vi khuẩn vùng rễ cây hồ tiêu, có hoạt tính kháng nấm Fusariumsp. trong điều kiện in vitrovà ex vitro. Mục tiêu của nghiên cứu là lựa chọn điều kiện nhân nuôi thích hợp chủng B. subtilisRB.CJ41. Nghiên cứu tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các đơn yếu tố môi trường gồm nguồn C/N, nguồn cacbon, (NH4)2SO4và MgSO4 đến mật độ và hoạt tính kháng nấm Fusariumsp. củachủng RB.CJ41. Kết quả ghi nhận, bã đậu, mannitol và MgSO4tác động lớn nhất đến mật độ và hoạt tính kháng nấm của chủng RB.CJ41. Phương trình bậc hai mô tả sự phụ thuộc của hoạt tính kháng nấm Fusariumsp. với ba biến khảo sát có dạng “Hoạt tính kháng nấm (%) = 11,66 – 0,9452A + 1,00B + 0,2713C – 0,5625 AB - 0,5625 AC – 0,0625 BC – 2,28A2 – 2,73 B2– 1,84 C2”được xác định thông quaphương pháp đáp ứng bề mặt (RSM) – cấu trúc có tâm (CCD). Kết quả phân tích cho thấy, khoảng giá trị 7 g/l đến 8 g/lđối với bã đậu, 6 g/l đến 7 g/lđối với mannitol và 4 g/l đến 5 g/lđối vớiMgSO4được xác định là khoảng tối ưu để thu được hoạt tính kháng nấmcao khi nhân nuôi chủng vi khuẩnvùng rễ B. subtilisRB.CJ41.

    Tài liệu tham khảo

    Eswari J.S., Anand M. & Venkateswarlu C. (2016). Optimum culture medium composition for lipopeptide production by Bacillus subtilisusing response surface model-based ant colony optimization. Sadhana. 41: 55-65.

    Huang X.Q., Wen T., Zhang J.B., Meng L., Zhu T.B., Liu L.L. & Cai Z.C. (2015). Control of soil-borne pathogen Fusarium oxysporumby biological soil disinfestation with incorporation of various organic matters. European journal of plant pathology. 143: 223-235.

    Khedher S.B., Mejdoub-Trabelsi B. & Tounsi S. (2021). Biological potential of Bacillus subtilisV26 for the control of Fusariumwilt and tuber dry rot on potato caused by Fusariumspecies and the promotion of plant growth. Biological Control. 152: 104444.

    Li Y., Xu Y., Li W., Yang Y., Wang L., Yu J., Wang, C. & Li, X. (2019). Study on Optimizing Nutrition and Fermentation Conditions for Compound Bacillusspp. American Journal of Molecular Biology. 9(2): 75-84.

    Phương Thị Hương & Vũ Văn Hạnh (2018). Lựa chọn điều kiện lên men cho sinh trưởng chủng Bacillus subtilisBSVN15 ứng dụng trong sản xuất chế phẩm probiotic trong chăn nuôi. Tạp chí Công nghệ sinh học. 16(1): 167-172.

    Phạm Tấn Việt, Đinh Thị Ngọc Ngân, Lê Thị Ngọc Ly, Nguyễn Thị Kim Huệ, Lê Thị Vy Hiền, Nguyễn Thị Diệu Hạnh & Nguyễn Ngọc Ẩn (2022). Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến khả năng ức chế Fusarium oxysporumvà Fusarium equiseticủa Bacillus subtilisNN12. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 59: 57- 67.

    Putri R.E., Mubarik N.R., Ambarsari L. & Wahyudi A.T. (2021). Antagonistic activity of glucanolytic bacteria Bacillus subtilisW3. 15 against Fusarium oxysporumand its enzyme characterization. Biodiversitas Journal of Biological Diversity. 22(9): 4067-4077.

    Rajkumar K., Naik M.K., Amaresh Y.S. & Chennappa G. (2018). Induction of systemic resistance by Bacillus subtilisisolates against Fusariumwilt of chilli. Int. J. Curr. Microbiol. App. Sci. 7(7): 2669-2680.

    Shafi J., Tian H. & Ji M. (2017). Bacillusspecies as versatile weapons for plant pathogens: a review. Biotechnology & Biotechnological Equipment. 31(3): 446-459.

    Trinh T.H.T., Wang S.L., Nguyen V.B., Phan T.Q., Doan M.D., Tran T.P.H., Nguyen T.H, Le T.A.H., Ton T.Q.& Nguyen A.D. (2022). Novel nematocidal compounds from shrimp shell wastes valorized by Bacillus velezensisRB. EK7 against black pepper nematodes. Agronomy. 12(10): 2300.

    Trịnh Thị Huyền Trang, Lê Thị Ánh Hồng, Trần Minh Định, Nguyễn Anh Dũng & Trần Thị Phượng (2020). Tuyển chọn vi khuẩn vùng rễ cây hồ tiêu có khả năng kháng nấm Fusarium sp. trong điều kiện in vitrovà ex vitro.Tạp chí Khoa học Đại học Tây Nguyên. 42: 50-58.

    Trịnh Thị Huyền Trang (2022). Tuyển chọn, nghiên cứu đặc tính kháng tác nhân gây bệnh và tạo chế phẩm phòng trừ bệnh rễ của các chủng vi khuẩn vùng rễ cây hồ tiêu (Piper nigrumL.) tại Tây Nguyên. Luận án tiến sĩ Công nghệ sinh học. Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

    Vehapi M., Ýnan B., Kayacan-Cakmakoglu S., Sagdic O. & Özçimen D. (2022). Optimization of growth conditions for the production of Bacillus subtilisusing central composite design and its antagonism against pathogenic fungi. Probiotics and Antimicrobial Proteins. pp. 1-12.

    Ye X., Li Z., Luo X., Wang W., Li Y., Li R., Yang B., Qiao Y., Zhou J., Fan J., Wang H., Cao H., Cui Z., & Zhang R. (2020). A predatory myxobacterium controls cucumber Fusariumwilt by regulating the soil microbial community. Microbiome. 8: 1-17.