Ngày nhận bài: 22-08-2020 / Ngày duyệt đăng: 29-09-2020
Hơn ba thập kỷ qua, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số với kết quả giảm nghèo đầy ấn tượng. Tuy nhiên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là nơi có tỷ lệ nghèo cao. Nghiên cứu này nhằm đánh giá quá trình giảm nghèo trong thời gian qua ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đề xuất các quan điểm, đổi mới chính sách và định hướng cho giảm nghèo cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trong thời gian tới. Kết quả phân tích chỉ rõ: mặc dù cả nước đã đạt được mục tiêu giảm nghèo qua các năm nhưng tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước lại tăng lên; Vẫn còn nhiều bất cập trong hệ thống chính sách sách giảm nghèo. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất phải đổi mới quan điểm giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: giảm nghèobền vững vàphải lấy con người làm trung tâm, tập trung vào nhóm dân tộc thiểu số; Giảm nghèo đa chiều. Cần đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng giảm thiểu bao cấp, gắn đầu tư công với kết quả giảm nghèo, phát huy sự tham gia của cơ sở, đảm bảo linh hoạt, hiệu lực và hiệu quả khi triển khai.