Ngày nhận bài: 18-06-2014 / Ngày duyệt đăng: 01-09-2014
Kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính đã được chứng minh mang lại các hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường thông qua việc cắt giảm các nhập lượng đầu vào (giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật, nước), tăng năng suất, tăng sự gắn kết của cộng đồng nông dân canh tác lúa thông qua việc cùng thống nhất áp dụng quy trình và lịch canh tác đồng bộ, đồng thời cắt giảm đáng kể lượng khí nhà kính phát thải trong canh tác lúa nước, bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái. Kỹ thuật tiến bộ này cần được nhân rộng thông qua công tác chuyển giao cho các tỉnh trọng điểm thâm canh lúa nói chung. Để tìm hiểu kỹ thuật mới này thấu đáo và nắm được bản chất, cũng như khả năng nhân rộng việc ứng dụng kỹ thuật này thông qua các mô hình và phương thức chuyển giao, cần phải nắm được cơ sở lý luận và thực tiễn của Kỹ thuật Canh tác Lúa giảm phát thải khí nhà kính. Trên cơ sở đó, bài viết này tập trung thảo luận Khái niệm, bản chất, đặc điểm, vai trò và các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả và kết quả của quá trình chuyển giao. Bài viết này cũng thảo luận kinh nghiệm thực tiễn từ một số nước trên thế giới và ở tại Việt Nam trong việc triển khai và ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính để củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn của kỹ thuật canh tác lúa tiến bộ này.