Ngày nhận bài: 25-06-2019 / Ngày duyệt đăng: 13-08-2019
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp kích thích khác nhau đến hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng. Thí nghiệm được bố trí trong bể có kích thước (1×1×1 m), mật độ 15 cặp ốc/m2và mực nước trong bể ban đầu là 40 cm. Thí nghiệm 1 được bố trí với 4 phương pháp kích thích sinh sản: 1) Giảm 25% nước (D25); 2) Giảm 50% nước (D50); 3) Giảm 75% nước (D75) và 4) Giảm 100% nước (D100). Kết quả cho thấy tỷ lệốc tham gia sinh sản ở D75 đạt cao nhất (60,6%), kế tiếp D50 (58,3%) và khácbiệt(P<0,05) sovớiD25 hayD100. Ốc ở D75 sinh ra số tổ trứng và tần suất sinh sản (9,08 tổ/m2; 3,03 tổ/ngày/m2) cao hơn và khác biệt (P<0,05) so với D25 hay D100. Thí nghiệm 2, được bố trí với 4 phương pháp kích thích sinh sản: 1) Cấp thêm 25% nước (A25); 2) Cấp thêm 50% nước (A50); 3) Cấp thêm 75% nước (A75) và 4) Cấp thêm 100% nước (A100). Tỷ lệốc tham gia sinh sản ở A50(82,2%), cao hơn (P<0,05) so với A25 (66,7%) và A100 (64,4%). ỐcởA50 sinhrasốtổtrứngvà tầnsuấtsinhsản(12,3 tổ/m2; 4,11 tổ/ngày/m2) caohơn(P<0,05) sovớiA25 (10,1 tổ/m2; 3,33 tổ/ngày/m2) hayA100 (9,7 tổ/m2; 3,22 tổ/ngày/m2). Kíchthíchsinhsảnốcbằngcáchthay75% hoặccấpthêm50% nướctrongbểnuôivỗchohiệuquảsinhsảncaohơnsovớicác phươngphápkhác.