Với mục tiêu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam, nghiên cứu được tiến hành lần đầu tiên trên đàn lợn nuôi tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.Tại đây, dịch bắt đầu từ ngày 26/2/2019 rồi lan ra toàn huyện. Tỉ lệ ốm bình quân của cả huyện là 31,7%. Tất cả lợn ốm đều được đem đi tiêu hủy. Tại các trại theo dõi, bệnh diễn ra mạnh nhất ở các nông hộ nhỏ, lẻ (71,43%) với tỉ lệ mắc cao nhất (91,95%). Trong khi đó, 33,33% trang trại quy mô vừa và lớn bị mắc bệnh với tỉ lệ lợn ốm là thấp nhất (41,23%). Tỉ lệ ốm của bệnh dịch tả lợn châu Phitheo đối tượng lợn tại huyện Quỳnh Phụlần lượt là lợn đực (57,14%), lợn thịt (41,95%), lợn nái (40,63%) và lợn con (39,01%). Triệu chứng, bệnh tích của lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phitại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bìnhtương đối giống nhau ở các đối tượng lợn. Việc xác định virus trên một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự lây lan, phát tán của bệnh trên đàn lợn nuôi tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình được tiến hành bằng phản ứng PCR đã được xác định cho thấy virus tồn tại trên các yếu tố trung gian trong trại (nước thải, côn trùng, đồ dùng dụng cụ và thức ăn thừa) và có thể gây bệnh cho lợn. Từ lợn bệnh, virus được xác định và giải trình tự gen cho thấy có đoạn gen tương đồng với các chủng gây bệnh ở các vùng khác ở Việt Nam và trên thế giới.