Ngày nhận bài: 05-04-2021 / Ngày duyệt đăng: 04-06-2021
Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của nồng độ axitpropionic (AP) kết hợp với bao màng bằng hỗn hợp sáp ong và sáp cọ (MW) ở nồng độ 8% đến chất lượng và thời gian bảo quản quả chanh leo tím sau thu hoạch. Các mẫu chanh leo tím sau khi được rửa bằng nước sạch và để khô tự nhiên, trước tiên nhúng trong dung dịch 0,25; 0,35 và 0,45% AP trong 10 phút, sau đó quả tiếp tục được làm khô tự nhiên và được bao màng 8% MW. Sau khi khô màng, quả được xếp vào khay xốp để trong các hộp carton và bảo quản ở nhiệt độ 5±1°C, RH=85±2%. Các quả không xử lý AP và không bao màng đã được sử dụng làm mẫu đối chứng. Cường độ hô hấp, tỉ lệhao hụt khối lượng, hàm lượng chất khô hòa tan tổng số (TSS), axittổng số (TTA), vitamin C, mật độ vi sinh vật tổng số trên bề mặt quả và tỉ lệthối hỏng đã được phân tích và đánh giá trong suốt thời gian bảo quản. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy AP ở nồng độ 0,45% kết hợp với bao màng 8% MW (CT3) là tốt nhất để làm giảm cường độ hô hấp, giảm mật độ vi sinh vật tổng số trên bề mặt quả, giảm tỉ lệthối hỏng và tỉ lệhao hụt khối lượng, đã làm giảm chậm hàm lượng TSS, TTA và vitamin C. Sau 42 ngày bảo quản quả chanh leo tím xử lý ở CT3 có tỉ lệtổn thất chung bao gồm hao hụt khối lượng tự nhiên và thối hỏng là 11,9% so với mẫu đối chứng có tỉ lệtổn thất chung là 96,2%.