Ngày nhận bài: 25-05-2012 / Ngày duyệt đăng: 05-09-2012
Cho đến nay người ta thường xác định chất lượng gạo thơm chủ yếu bằng phương pháp cảm quan truyền thống. Phương pháp này nhanh nhưng không chính xác vì hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giáchủ quan khứu giác của con người. Để góp phần tích cực khắc phục tình trạng đó, chúng tôi đã nghiên cứu triển khai các phương pháp SDE-GCFID, SDE-GCMS. Trong quy trình phân tích này, trước hết tiến hành phân tích định lượng 2-AP trong lá dứa để so sánh với hàm lượng 2-AP trong gạo thơm. Bằng phương pháp này, từ năm 2005, 2-AP và một số cấu tử thơm khác trong lúa gạo lần đầu tiên đã được xác định tại Phòng thí nghiệm Hoá Lý, Trung tâm phân tích thí nghiệmHoá Sinh, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, 2-AP trong 3 loại lá dứa già, non, bánh tẻ đã được chiết xuất và phân tích định lượng bằng SDE-GCFID và GCMS. Trên cơ sở đó, 2-AP trong lá dứa đã được sử dụng như là chất chuẩn để phân tích định lượng 2-AP trong gạo thơm. Trong công trình này, giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp cũng đã được xác định.