Ngày nhận bài: 25-07-2014 / Ngày duyệt đăng: 09-10-2015
OsCIPK15là genquan trọng kiểm soát sự phân giải tinh bột để tạo năng lượng cho lúa khi bị ngập úng. Gen này nhận tín hiệu ngập úng thông qua các gen cảm biến canxi (OsCBL). Tuy nhiên, vai trò của các OsCBLtrong cây lúa khi bị ngập ở giai đoạn nảy mầm vẫn chưa được sáng tỏ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu sự biểu hiện của các OsCBLở lúa nảy mầm trong điều kiện ngập nước. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của canxi lên sự hoạt động của các OsCBLpromoter và sự tương tác protein giữa OsCBL và OsCIPK15 cũng được đánh giá. Kết quả chỉ ra rằng hai gen OsCBL4và OsCBL5biểu hiện mạnh hơn trong điều kiện ngập nước. Ngoài ra protein của OsCBL4 và OsCBL5 có thể tương tác với protein OsCIPK15 trong tế bào trần lá lúa và sự tương tác này bị ảnh hưởng bởi nồng độ canxi. Với kết quả này, chúng tôi cho rằng tín hiệu canxi hình thành trong điều kiện ngập úng được OsCBL4và OsCBL5nhận sau đó tương tác với OsCIPK15để kích hoạt những gene liên quan đến quá trình thủy phân tinh bột và đường phân để tạo năng lượng cho hạt nảy mầm.