Ngày nhận bài: 16-05-2015 / Ngày duyệt đăng: 28-07-2016
Nhện lông nhung Eriophyes dimocarpilà môi giới lan truyền bệnh Chổi rồngtrên nhãn. Tác nhân gây bệnh Chổi rồngphức tạp, rất khó quản lý nên biện pháp quản lý chủ yếu hiện nay là biện pháp giống và phòng trừ môi giới truyền bệnh. Nghiên cứu mức độ mẫn cảm đối với bệnh Chổi rồngcủa các giống nhãn được thực hiện tại Viện Cây ăn quả miền Nam (VCAQMN) và các vườn nhãn nhiễm bệnh Chổi rồngtại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ 4/2013 đến tháng 11/2014. Kết quả nhận thấy: Sau khi lây nhiễm bệnh Chổi rồngcho các cây nhãn ghép của các giống nhãn khảo sát ghi nhận giống nhãn Tiêu da bò nhiễm bệnh Chổi rồngnặng nhất, kế đến là các giống nhãn Edor, Vũng Tàu và Thạch kiệt được đánh giá là có tính “nhiễm”, tiếp theo là các giống nhãn Xuồng cơm trắng, Cùi, Lồng Hưng Yên và nhãn lai NL1-19 được đánh giá là có tính “nhiễm trung bình”. Giống nhãn Giồng, Sài Gòn và nhãn lai NL1-23 được đánh giá là có tính “kháng trung bình”. Giống nhãn Xuồng cơm vàng, Long và Super chưa thể hiện triệu chứng bệnh Chổi rồng, được đánh giá là có tính “kháng cao” đối với bệnh ở điều kiện ngoài vườn sau 11 tháng bố trí thí nghiệm. Trong 4 giống nhãn được trồng phổ biến tại tỉnh Tiền Giang, ghi nhận giống Xuồng cơm vàng có khả năng “kháng cao” đối với bệnh Chổi rồng; giống nhãn Thạch kiệt khả năng “kháng trung bình”; giống nhãn Edor có tính “nhiễm” và giống nhãn Tiêu da bò có tính “nhiễm nặng” đối với bệnh Chổi rồngở thời điểm 9 tháng sau khi điều tra. Kết quả khảo sát 21 cá thể giống nhãn lai NL1-23 nhận thấy giống nhãn lai này có tỷ lệ nhiễm bệnh Chổi rồng7,0%, được đánh giá là có khả năng “kháng trung bình” đối với bệnh Chổi rồngsau 12 tháng trồng ngoài vườn.