Ngày nhận bài: 03-03-2023 / Ngày duyệt đăng: 04-08-2023
Cellulase là enzyme được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp và y học. Trong số các loài vi sinh vật thì vi khuẩn được đánh giá có khả năng tổng hợp cellulase với hoạt tính cao, ổn định và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân lập và xác định đặc điểm của chủng vi khuẩn có khả năng cao trong trong phân giải cellulose, từ đó có thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu, phát triển biện pháp xử lý phụ phẩm nông nghiệp chứa cellulose hiệu quả hơn. Từ mẫu phụ phẩm chế biến gỗ được thu tại hai tỉnh Hưng Yên và Hà Nội, bằng phương pháp nuôi cấy trên môi trường chọn lọc có chứa 1% CMC (Carboxymethyl cellulose), 23 chủng vi khuẩn có hoạt tính phân giải CMC được phân lập và trong đó, vi khuẩn C4 và C21 là hai chủng có thể hiện khả năng phân giải CMC cao. Dựa trên đặc điểm hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào, cũng như đặc điểm hóa sinh cho thấy cả hai chủng vi khuẩn này đều thuộc chi Bacillus sp. Sau khi khảo sát ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy đến hoạt độ cellulase của hai chủng vi khuẩn tuyển chọn có thể thấy, chủng C4 tổng hợp cellulase có hoạt độ mạnh nhất khi nuôi trong môi trường LB, điều kiện lắc, pH 8,0 trong 24 giờ; Trong khi đó chủng C21 sinh tổng hợp cellulase có hoạt độ mạnh nhất khi nuôi trong môi trường LB, điều kiện lắc, ở 35C, pH = 6,0 trong 72 giờ. Cuối cùng, đánh giá khả năng phân giải rơm rạ và gỗ mục trong điều kiện in vitrocho thấy chủng C4 và C21 có khả năng phân giải tăng 3,02-4,22 lần so với đối chứng.