Ngày nhận bài: 31-05-2021
Ngày duyệt đăng: 09-12-2021
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
PHÂN BỐ ẤU TRÙNG, CÁ CON THUỘCBỘ CÁ KÌM (Beloniformes) Ở CỬA BA LẠT, BẮC VIỆT NAM
Từ khóa
Bộ cá Kìm, ấu trùng, cá con, nồng độ muối, cá nhiệt đới, rừng ngập mặn, cửa Ba Lạt
Tóm tắt
Nguồnlợi thuỷ sản ven bờ có vai trò quan trọng đối với cộng đồng dân cư địa phương. Cửa Ba Lạt làkhu vựcquan trọng cho các loài thuỷ, hải sản đến cư ngụ, hoặc được coi như là vùng ương dưỡng cho các loài cá. Bộ cá Kìm (Beloniformes) trên thế giới có 283 loài thuộc 6 họ và ở Việt Nam có 30 loài thuộc 3 họ. Nhiều loài xuất hiện ở cửa sông, thậm chí cả nước ngọt, nhưng có rất ít thông tin về giai đoạn sớm. Bài báo này nhằm xác định thành phần loài và phân tích sự phân bố giai đoạn sớm bộ cá Kìm ở cửa sông, rừng ngập mặn. Với 431 mẫu thu được chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng muộn, cá con (5,0-174,6mm BL) từ năm 2018 đến 2020 bằng lưới ven bờ tại 19 điểm ở cửa Ba Lạt, sông Hồng đã định loại được 5 loài (Strongylura strongylura, Hyporhamphus limbatus, Hyporhamphus far, Zenarchopterus buffonisvàZenarchopterus sp.). Chúng xuất hiện ở hầu hết các điểm thu mẫu (nhiều loài xuất hiện tại các điểm có nền đáy bùn-cát, cát-bùn và có rừng ngập mặn), chủ yếu vào mùa mưa, trong khoảng nhiệt độ 23,1-31,6C và nồng độ muối 0,1-12,5‰. Xu hướng phân bố khác nhau giữa các loài cho thấy nền đáy, nhiệt độ, nồng độ muối và rừng ngập mặn có thể là những nhân tố quan trọng liên quan đến sự xuất hiện của ấu trùng, cá con thuộcbộ cá Kìm. Đặc biệt, sự xuất hiện của hai loài có số lượng và tần suất cao H. limbatus vàZ. buffonislà minh chứng cho sự phân bố của bộ cá Kìm ở giai đoạn sớm ở vùng cửa Ba Lạt. Những thông tin này có vai trò quan trọng đốivới công tácbảo tồn, khai thác và nuôi trồng các loài cá thuộc bộ cá Kìm ở Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Dương Thạo & Nguyễn Quang Hùng (2008). Đánh giá tác động môi trường tại các đầm nuôi tôm trong vùng lõi vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định. Báo cáo kỹ thuật. 72tr. DOI:10.13140/RG.2.1.2851.0245.
Froese R. & Pauly D. (eds.) (2021). FishBase. World Wide Web Electronic Publication. www.fishbase.org(Accessed February 2021).
Hà Mạnh Linh, Trần Đức Hậu & Hoàng Quỳnh Lan(2019). Đặc điểm phân bố của ấu trùng và cá con loài cá sơn Ambassis vachellitại khu vực cửa sông Ba Lạt và vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ nhất về Ngư học. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. tr. 135-143.
Hammer Ø., Harper D.A.T. & Ryan P.D. (2001). PAST: Paleontological statistics software package for education and data analysis. Palaeontologia Electronica. 4: 9.
Jackson D.A., Walker S.C. & Poos M.S. (2010). Cluster analysis of fish community data: “new” Tools for determining meaningful groupings of sites and species assemblages. American Fisheries Society Symposium. 73: 503-527.
Jeyaseelan P.M. (1998). Manual of fish eggs and larvae from Asian mangrove waters, UNESCO, France. 193p.
Kendall A.W.Jr., Ahlstrom E.H. & Moser H.G. (1984). Early life history stages of fishes and their characters. In:Moser H.G., Richard W.J., Cohen D.M., Fahay M.P., Kendall, A.W., Richardson S.L. (eds.) Ontogeny and Systematics of Fishes. American Society of Ichthyologists and Herpetologists. Special Publication.1: 11-12.
Kendall A.W. (ed.) (2011). Identification of eggs and larvae of marine fishes. National Museum of Nature and Science, Tokyo, Japan.
Kinoshita I. (1986). Postlarvae and juveniles of silver sea bream, Sparus sarbaoccurring in the surf zones of Tosa Bay, Japan. Japanese Journal of Ichthyology. 33(1): 7-12.
Kinoshita I., Fujita S., Takahashi I. & Azuma K. (1988). Occurrence of larval and juvenile Japanese snook, Lates japonicus, in the Shimanto estuary. Japanese Journal of Ichthyology. 34: 462-467.
Leis J.M. & Trnski T. (1989). The Larvae of Indo-Pacific shorefishes. New South Wales University Fress.
Nelson J.S., Grande T.C. & Wilson M.V.H. (2016). Fishes of the world, 15th edition. John Wiley & Sons, Inc., New York. pp. 326-333.
Ngô Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thanh Huệ, Vũ Thanh Hằng & Ngô Đức Thành (2013). Nghiên cứu ngày bắt đầu mùa mưa trên khu vực Việt Nam thời kỳ 1961-2000. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 29(2S): 72-80.
Nguyễn Đình Tạo & Hoàng Thị Thanh Nhàn (2013). Đa dạng sinh học cá vùng cửa sông Ba Lạt và vườn quốc gia Xuân Thủy tỉnh Nam Định. Hội nghị Khoa học toàn Quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 5. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 678-681.
Nguyễn Hà My, Chu Hoàng Nam, Hoàng Thị Thảo & Trần Đức Hậu (2017). Phân bố ấu trùng, cá con bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) ở cửa sông Ka Long và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 33(2S): 26-31.
Nguyễn Hà My, Chu Hoàng Nam, Nguyễn Xuân Huấn, Trần Trung Thành & Trần Đức Hậu (2021). Thành phần loài và phân bố ấu trùng, cá con bộ cá Kìm (Beloniformes) ở cửa sông Ka Long, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nhiệt đới, 23: 28-39.
Nguyen Huu Duc, Ngo Thi Mai Huong & Tran Duc Hau (2019). List of fish in the Hong River, Viet Nam. Proceedings of the First National Conference on Ichthyology in Vietnam. Publishing House for Science and Technology, Ha Noi. pp. 22-39.
Nguyễn Văn Hảo (2005). Cá nước ngọt Việt Nam (Tập 3). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Okiyama, M. (2013). An atlas of the early stage fishes in Japan. Tokai University Press, Tokyo, Japan.
Tạ Thị Thủy, Hà Mạnh Linh, Nguyễn Hà Linh & Trần Đức Hậu (2017). Vai trò cửa sông Ka Long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trùng và cá con loài Ambassis vachelliiRichardson, 1846. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.18: 127-135.
Trần Đức Hậu,Nguyễn Hà My & Nguyễn Thị Thịnh (2015a). Phân bố ấu trùng và cá con loài cá Đục bạc (Sillago sihama) ở cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh, Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.17: 105-109.
Trần Đức Hậu, Trần Trung Thành, Nguyễn Hà My & Tạ Thị Thủy (2015b). Phân bố cá bống chu nơ (Gobiopterus chuno) ở cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 31(4S): 102-107.
Trần Đức Hậu & Tạ Thị Thủy (2014). Phân bố ấu trùng và cá con loài cá vược Lateolabraxsp. ở sông Tiên Yên và Ka Long, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 30(6S): 137-142.
Tran Duc Hau & Ta Thi Thuy (2016). Dependence of Hainan medaka, Oryzias curvinotus (Nichols & Pope, 1927), on salinity in the Tien Yenestuary of northern Vietnam. Animal Biology. 66(1): 49-64.
Trần Đức Hậu, Nguyễn Thị Ánh, Chu Hoàng Nam, Mai Thu Huyền, Nguyễn Hà My & Trần Trung Thành (2019). Thành phần loài và đặc điểm phân bố giống cá bống Pseudogobius (Gobiiformes: Oxudercidae) tại miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 64(10A): 38-47.
Tran Duc Hau, Nguyen Hong Hai & Ha Manh Linh (2021). Length-weight relationship and condition factor of the mudskipper (Periophthalmus modestus) in the Red River delta. Regional Studies in Marine Science. 46. https://doi.org/10.1016/ j.rsma.2021.101903
Trần Trung Thành, Hà Thị Ngọc & Trần Đức Hậu (2017). Sự xuất hiện ấu trùng, cá con ở vùng nước ven bờ tại cửa sông Sò, tỉnh Nam Định. Tạp chí Sinh học. 39(2): 152-160.
Tran Trung Thanh (2018). Comparision of Early Life Histories of Euryhaline Fishes in Estuaries between Vietnam and Japan. Doctoral Dissertation. Kochi University, Japan.
Tran Trung Thanh, Tran Duc Hau, Chu Hoang Nam, Ta Thi Thuy (2018).Habitat segregation of Gerres japonicus and G. limbatus in early stages in the Tien Yen estuary, northern Vietnam. Academia Journal of Biology. 40(4): 133-141.
Vũ Trung Tạng (2009). Sinh thái học các hệ cửa sông Việt Nam (Khai thác, duy trì và quản lý tài nguyên cho phát triển bền vững). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.