MỨC ĐỘ LƯU HÀNH VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TẠI MỘT SỐ TỈNH TRỌNG ĐIỂM TỪ THÁNG 10 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2012

Ngày nhận bài: 25-03-2014

Ngày duyệt đăng: 26-04-2014

DOI:

Lượt xem

4

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thủy, N., Long, N., Minh, P., Phương, T., Anh, N., Tiến, N., … Hiên, N. (2024). MỨC ĐỘ LƯU HÀNH VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TẠI MỘT SỐ TỈNH TRỌNG ĐIỂM TỪ THÁNG 10 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2012. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(3), 345–353. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/93

MỨC ĐỘ LƯU HÀNH VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TẠI MỘT SỐ TỈNH TRỌNG ĐIỂM TỪ THÁNG 10 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2012

Nguyễn Thu Thủy (*) 1, 2 , Nguyễn Văn Long 2 , Phan Quang Minh 2 , Trần Thị Thu Phương 2 , Nguyễn Quang Anh 2 , Nguyễn Ngọc Tiến 2 , Nguyễn Đăng Thọ 3 , Ngô Thanh Long 4 , Nguyễn Bá Hiên 1

  • 1 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • 2 Cục Thú y
  • 3 Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương
  • 4 Cơ quan Thú y vùng VI
  • Từ khóa

    Bệnh lở mồm long móng, nghiên cứu cắt ngang, nghiên cứu bệnh-chứng, yếu tố nguy cơ, Việt Nam

    Tóm tắt


    Nghiên cứu cắt ngang kết hợp với nghiên cứu bệnh-chứng được tiến hành nhằm xác định mức độ lưu hành virus lở mồm long móng (LMLM) và các yếu tố nguy cơ tại tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An và Kon Tum từ tháng 10-12/2012. Mẫu huyết thanh và mẫu probang được lấy từ 884 trâu, bò của 590 hộ. Thông tin về yếu tố nguy cơ được thu thập thông qua bộ câu hỏi. Kết quả phân tích cho thấy: Virus LMLM lưu hành với tỷ lệ rất cao: 24,21% (95% CI 21,42 – 27,17) ở cấp cá thể gia súc và 29,83% (95% CI 26,16-33,70) ở cấp hộ chăn nuôi; Virus LMLM lưu hành thuộc serotype O và A; Bò được mua từ nơi không rõ nguồn gốc có tỷ số chênh dương tính với virus LMLM là 5,27 lần (95% CI 2,22-12,52) so với bò do hộ chăn nuôi tự sản xuất. Việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ ở cấp hộ chăn nuôi là quan trọng nhất và cần phải được triển khai thường xuyên nhằm kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh; công tác kiểm dịch vận chuyển cần được chú trọng hơn và khắc phục những tồn tại, bất cập hiện nay để ngăn chặn virus LMLM lây lan và gây bệnh do vận chuyển gia súc mang trùng.

    Tài liệu tham khảo

    Cục Thú y (2010). Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM giai đoạn I (2006-2010), đề xuất giai đoạn II (2011-2015).

    Cục Thú y (2011). Chương trình quốc gia khống chế bệnh lở mồm long móng giai đoạn II (2011-2015).

    Cục Thú y (2012). Báo cáo tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2011.

    Đào Trọng Đạt (2000). Góp phần vào việc đấu tranh phòng chống bệnh lở mồm long móng. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 2 (7): 6-7.

    Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Văn Long, Phan Quang Minh, Nguyễn Bá Hiên và Hoàng Đạo Phấn (2013). Đặc điểm dịch tễ không gian và thời gian của dịch lở mồm long móng tại Việt Nam, giai đoạn 2006-2012. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 6 (1): 1-10.

    Thái Thị Thủy Phượng (2008). Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học và biện pháp khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc tại các tỉnh Bà Rịa Vũng Tầu, Cần Thơ, Đồng Tháp và Tiền Giang. Luận án Phó tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm, thành phố Hồ Chí Minh, tr.217.

    Tô Long Thành (2004). Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất vacxin nhược độc, vô hoạt phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và ứng dụng kỹ thuật gen để định typ virut lở mồm long móng (LMLM). Viện Thú y quốc gia.

    Tổng Cục Thống kê (2012). Kết quả Tổng điều tra nông nghiệp và thủy sản năm 2011. Tổng Cục Thống kê, Hà Nội.

    Trần Hữu Cổn (1996) Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM trâu bò ở Việt Nam và xác định biện pháp phòng chống thích hợp. Luận án Phó tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Thú y quốc gia, Hà Nội, tr.158.

    Văn Đăng Kỳ (2002). Nghiên cứu dịch tễ học bệnh lở mồm long móng ở lợn Việt Nam và biện pháp phòng chống. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Thú y quốc gia, Hà Nội, tr.115.

    D. Bates, M. Mächler và B. Bolker (2012). Fitting linear mixed-effects models using lme4. Journal of Statistical Software, 10 (2): 1-90.

    Cocks, P., Abila, R., Bouchot, A., Benigno, C., Morzaria, S., Inthavong, P., Long, N.V., Luthi, N.B., Scoizet, A. and Sieng, S. (2009). Study on Cross-Border movement and market chains of large ruminants and pigs in the Greater Mekong SubRegion. Technical report submitted to the OIE, FAO and ADB. OIE SEAFMD. Bangkok.

    Dohoo, I.R. (2003). Veterinary epidemiologic research, edited by W. Martin and H. Stryhn, 195.720 Turitea Text Suapplementary 2010. University of Prince Edward Island, Charlottetown, P.E.I., p. 499-518.

    Fleiss. J. L. (1981). Statistical methods for rates and proportions. John Wiley and Sons Inc., New York, p. 17-338.

    Hosmer, D.W. and Lemeshow, S. (2000). Applied logistic regression. 2nded. JonWiley and Sons Inc., New York, p.91-143.

    Van Phan Le, Tung, N., Lee, K.N., Ko, Y.J., Lee, H.S., Van, C.N., Thuy, D.M., Thi, H.D., Kim, S.M., Cho, I.S. and Park, J.H. (2010a). Molecular characterization of serotype A foot-and-mouth disease viruses circulating in Vietnam in 2009. Veterinary Microbiology, 144: 58-66.

    Van Phan Le, Tung, N., Park, J.H., Kim, S.M., Ko, Y.J., Lee, H.S., Van, C.N., Thuy, D.M., Thi, H.D., Cho, I.S. and Lee, K.N. (2010b). Heterogeneity and genetic variations of serotypes O and Asia 1 foot-and-mouth disease viruses isolated in Vietnam. Veterinary Microbiology, 145: 220-229.

    Nguyen Van Long (2013). The Epidemiology of Avian Influenza in the Mekong River Delta of Viet Nam, Institute of Veterinary, Animal and Biomedical Sciences, p. 224. Accessed on 25 December 2013 at: http://www.massey.ac.nz/massey/fms/Colleges/ College%20of%20Sciences/epicentre/Nguyen_Long_PhD_thesis.pdf. Doctor of Philosophy. Massey University, Palmerston North, New Zealand.