SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHIỄM CHÉO CỦA VI KHUẨN Edwardsiella ictaluriPHÂN LẬP TỪ CÁ RÔ PHI VÀ CÁ NHEO MỸ TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM

Ngày nhận bài: 05-01-2021

Ngày duyệt đăng: 23-04-2021

DOI:

Lượt xem

3

Download

1

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Nhinh, Đoàn, Hóa, Đặng, Trinh, T., Dũng, L., Giang, N., Vạn, K., … Hoài, T. (2024). SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHIỄM CHÉO CỦA VI KHUẨN Edwardsiella ictaluriPHÂN LẬP TỪ CÁ RÔ PHI VÀ CÁ NHEO MỸ TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(5), 605–615. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/821

SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHIỄM CHÉO CỦA VI KHUẨN Edwardsiella ictaluriPHÂN LẬP TỪ CÁ RÔ PHI VÀ CÁ NHEO MỸ TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM

Đoàn Thị Nhinh (*) 1 , Đặng Thị Hóa 1 , Trần Thị Trinh 1 , Lê Việt Dũng 1 , Nguyễn Thị Hương Giang 2 , Kim Văn Vạn 1 , Đặng Thị Lụa 3 , Trương Đình Hoài 4, 5, 1

  • 1 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản
  • 4 Khoa Chăn nuôi và NTTS
  • 5 Faculty of Animal Science and Aquaculture, Vietnam National University of Agriculture
  • Từ khóa

    Edwardsiella ictaluri, rô phi, nheo Mỹ, độc lực, nhiễm chéo

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện để so sánh và đánh giá khả năng nhiễm chéo của chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá rô phi và cá nheo Mỹ. Các chủng vi khuẩn E. ictaluri phân lập từ cá rô phi và cá nheo Mỹ nhiễm bệnh được so sánh về đặc điểm sinh hóa, giám định PCR, liều gây chết LD50và khả năng gây nhiễm chéo cho loài cá còn lại. Kết quả cho thấy, chủng vi khuẩn E. ictaluriphân lập từ cá rô phi và cá nheo Mỹ khác nhau ở 2/22 phản ứng sinh hóa (citrate utilization, Voges-proskauer) nhưng tương đồng về kết quả định danh bằng PCR. Chủng vi khuẩn E. ictaluri từ cá rô phi có độc lực rất cao cho loài cá này (LD50= 2,5 × 101CFU/cá) nhưng thể hiện độc lực thấp khi được gây nhiễm chéo cho cá nheo Mỹ (LD50= 2,0 × 106CFU/cá). Tương tự, chủng vi khuẩn phân lập từ cá nheo Mỹ có độc lực cao trên cá nheo Mỹ (LD50= 4,7 × 103 CFU/cá) nhưng giảm độc lực đáng kể khi gây nhiễm chéo cho cá rô phi (LD50= 2,5 × 106CFU/cá). Như vậy, vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh trên cá nheo Mỹ và cá rô phi là khác nhau, nhưng ở nồng độ cao vẫn gây chết khi gây nhiễm chéo, do đó cần có các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học để tránh việc lây lan mầm bệnh giữa các hệ thống nuôi.

    Tài liệu tham khảo

    Dong H.T., Senapin S., Jeamkunakorn C., Nguyen V.V., Nguyen N.T., Rodkhum C.,Khunrae P. & RattanarojpongT. (2019). Natural occurrence of edwardsiellosis caused by Edwardsiella ictaluriin farmed hybrid red tilapia (Oreochromissp.) in Southeast Asia. Aquaculture. 499: 17-23.

    Griffin M., Reichley S., Greenway T., Quiniou S., Ware C., Gao D., Gaunt P., Yanong R., Pouder D. & Hawke J. (2016). Comparison of Edwardsiella ictaluriisolates from different hosts and geographic origins. Journal of Fish Diseases. 39(8): 947-969.

    Hawke J.P., Mcwhorter A.C., Steigerwalt A.G. & Brenner D.J. (1981). Edwardsiella ictalurisp. nov., the causative agent of enteric septicemia of catfish. International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology. 31(4): 396-400.

    Hoai T.D., Trang T.T., Van Tuyen N., Giang N.T.H. & Van Van K. (2019). Aeromonas veroniicaused disease and mortality in channel catfish in Vietnam. Aquaculture. 513: 734425.

    Kim Văn Vạn (2017). Xây dựng mô hình nuôi cá nheo mỹ (Ictalurus punctatus) trong ao tại Hưng Yên. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 15(6): 738-745.

    MARD (2019). Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020, định hướng 2030. Diễn đàn ứng dụng KHCN trong nuôi cá rô phi quy mô hàng hóa, Hòa Bình, ngày 05/04/2019.

    Nguyễn Thị Ngọc Huyền & Đặng Thị Hoàng Oanh (2020). Đặc điểm bệnh học của vi khuẩn Edwardsiella ictalurigây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá điêu hồng (Oreochromissp.). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 56(1): 947-969.

    Nguyễn Trọng Nghĩa & Đặng Thị Hoàng Oanh (2019). Khả năng gây bệnh của vi khuẩn Edwardsiella ictaluritrên cá điêu hồng (Oreochromissp.). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 55: 123-131.

    Plumb J.A. & Sanchez D.J. (1983). Susceptibility of five species of fish to Edwardsiella ictaluri. J. Fish Dis. 6: 261-266.

    Reed L.J. & Muench H. (1938) A simple method of estimating fifty per cent endpoints. American journal of epidemiology.27: 493-497.

    Sakai T., Yuasa K., Sano M. & Iida T. (2009). Identification of Edwardsiella ictaluri and E. tarda by species-specific polymerase chain reaction targeted to the upstream region ofthe fimbrial gene. J. Aquat. Anim. Health. 21: 124-132.

    Soto E., Griffin M., Arauz M., Riofrio A., Martinez A., & Cabrejos M.E. (2012). Edwardsiella ictalurias the causative agent of mortality in cultured Nile tilapia. Journal of Aquatic Animal Health. 24(2): 81-90.

    Trương Đình Hoài, Kim Văn Vạn, Đào Lê Anh, Nguyễn Thị Huyên, Nguyễn Văn Tuyến, Vũ Đức Mạnh, Nguyễn Thị Hương Giang, Trương Quang Lâm & Nguyễn Thị Lan (2020). Đặc điểm bệnh lý và ứng dụng phương pháp PCR chẩn đoán bệnh gan thận mủ trên cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus). Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18(2): 94-104.