NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH ĐỐI KHÁNG (ALLELOPATHY) CỦA THÂN, LÁ CÂY GAI (Boehmeria nivea (L.) Gaudich.)TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CỎ LỒNG VỰC (Echinochloa crus-galli) TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI

Ngày nhận bài: 31-12-2019

Ngày duyệt đăng: 14-02-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Thắng, P., Viên, N., Trung, K., & Khánh, T. (2024). NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH ĐỐI KHÁNG (ALLELOPATHY) CỦA THÂN, LÁ CÂY GAI (Boehmeria nivea (L.) Gaudich.)TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CỎ LỒNG VỰC (Echinochloa crus-galli) TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(11), 891–900. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/620

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH ĐỐI KHÁNG (ALLELOPATHY) CỦA THÂN, LÁ CÂY GAI (Boehmeria nivea (L.) Gaudich.)TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CỎ LỒNG VỰC (Echinochloa crus-galli) TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI

Phan Trung Thắng (*) 1 , Nguyễn Văn Viên 1 , Khuất Hữu Trung 2 , Trần Đăng Khánh 2

  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Hoạt tính đối kháng, hoạt chất đối kháng, cây gai

    Tóm tắt


    Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hoạt tính đối kháng của cây gai (Boehmeria nivea (L.) Gaudich.) đến sự phát triển cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới. Kết quả cho thấy trong điều kiện phòng thí nghiệm, bột lá gai và thân gai có chứa chất đối kháng thực vậtgây ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây chỉ thị (hạt thóc và hạt cỏ lồng vực). Ngoài ra, bột lá gai, bột thân gai gây ức chế rõ rệt tới khả năng phát triển sinh khối và hấp thụ nước của cỏ lồng vực. Trong điều kiện nhà lưới, cây gai biểu hiện tính ức chế rất rõ rệt lên sự phát triển và sinh trưởng của cỏ lồng vực. Khi xử lý bột thân gai tại các nồng độ khác nhau từ 6,2 đến 50 g/Lđều kìm hãm sinh trưởng và phát triển của cỏ lồng vực và tính ức chế càng tăng khi xử lý ở nồng độ cao, ức chế trung bình của bột thân gai dao động từ 36,75% đến 64,56%.Tương tự,bột lá gai khi xử lý lên đất làm giảm đáng kể về số lượng cũng như khối lượng cỏ lồng vực với giá trị ức chế trung bình dao động từ 35,83% tới 67,91%. Điều đó cho thấy cây gai có tính đối kháng thực vật rất cao trong phòng trừ cỏ dại trên đồng ruộng.

    Tài liệu tham khảo

    Chung I.M., Ahn J.K. & Yun S.J. (2001) Assessment of allelopathic compounds from rice (Oryza sativa L.) straw and their biological activity. Canadian Journal of Plant Science. 81: 815-819.

    Coder K.D. (1998). Potential Allelopathy in Different Tree Species. University of Georgia School of Forest Resources Extension Publication FOR99-003. pp.1-5.

    Dalton B.R. (1999). The occurrence and behavior of plant phenolic acids in soil environments and their potential involvement in allelochemical interference interactions: Methodological limitations in establishing conclusive proof of allelopathy. In: Inderjit, KMM Dakshiniand CL Foy (Eds.), Principles and Practices in Plant Ecology: Allelochemical Interactions,CRC Press, Boca Raton, Florida.pp. 57-74.

    Khanh T.D., Trung K.H., Anh L.H. & Xuan T.D. (2018). Allelopathy of barnyardgrass (Echinochloa crus-galli) weed: an allelopathic interaction with rice (Oryza sativa). Vietnam Journal of Agricultural Science. 1(1):97-116.

    Khanh T.D., Chung I.M., Xuan T.D. & Tawata S. (2005). The exploitation of crop allelopathy in sustainable agricultural production. Journal of Agronomy and Crop Science. 191(3):172-184

    LeeY.R., Nho J.W.,KimW.J. & Hwang I.G. (2009). Chemical composition and antioxidant activity of ramie leaf (Boehmeria niveaL.). Food Science and Biotechnology. 18(5):1096-1099.

    Li Z.H., Qiang W., Xiao R., Cun D.P. & De A.J. (2010). Phenolics and plant allelopathy. Molecules.15: 8933- 8952

    Mattice J.D, Lavy T., Skulman T.W. & Dilday R.H. (1998). Searching for allelochemicals in rice that control ducksalad.In: OlofsdotterM. (Ed.), Proceedings of 1998 Workshop on Allelopathy in Rice, Manila, The Philippines: International Rice Research Institute.pp. 81-98.

    Navarez D. & Olofsdotter M. (1996). Seeding technique for screening allelopathy rice (Oryza sativaL.). In: BrownH. (Ed.), Proceedings of 1996 Second International Weed Control Congress, Copenhagen, Denmark: DJF Flakkebjerg. pp. 1285-1290.

    Putnam A.R.(1988). Allelochemicals from plants as herbicides. Weed Technol.2: 510-518.

    Rice E.L. (1984). Allelopathy. 2nd ed. Academic Press Inc., Orlando, FL, USA.pp. 422.

    Sunghun C., Lee D.G., Jung Y.S., Kim,H.B., Cho E.J. & Le S. (2016). Phytochemical Identification from Boehmeria niveaLeaves and Analysis of Loliolide by HPLC. Natural Product Sciences. 22(2): 134-139.