MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA VỊT CỔ LŨNG NUÔI LẤY THỊTTẠI THANH HÓA

Ngày nhận bài: 11-07-2018

Ngày duyệt đăng: 21-08-2018

DOI:

Lượt xem

4

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Hà, Đỗ, & Mùi, N. (2024). MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA VỊT CỔ LŨNG NUÔI LẤY THỊTTẠI THANH HÓA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(8), 737–743. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/491

MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA VỊT CỔ LŨNG NUÔI LẤY THỊTTẠI THANH HÓA

Đỗ Ngọc Hà (*) 1, 2 , Nguyễn Bá Mùi 2

  • 1 Trường Đại học Hồng Đức
  • 2 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Vịt Cổ Lũng, khả năng sinh trưởng, thu nhận thức ăn, FCR

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện trên 100 cá thể vịt Cổ Lũng (50 trống và 50 mái) từ 1 ngày tuổi đến 12 tuần tuổi nuôi theo phương thức nhốt có ao tắm tại Thanh Hóa, lặp lại 3 lần, nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, tiêu tốn kg thức ăn/kg tăng khối lượngvà hiệu quả kinh tế, từ đó đề xuất tuổi giết thịt thích hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nuôi sống của vịt Cổ Lũng đến 12 tuần tuổi đạt 95,33%. Khối lượng cơ thể 10 tuần tuổi của con trống đạt 1960,03 g; con mái đạt 1876,84 g. Lúc 12 tuần tuổi, khối lượng con trống là 2103,08 g; con mái là 2005,97 g. Sinh trưởng tuyệt đối đạt cao nhất là 35,05 g/con/ngày ở giai đoạn 7 tuần tuổi, sau đó giảm dần đến 12 tuần tuổi còn 8,54 g/con/ngày. Tiêu tốn kg thức ăn/kg tăng khối lượnggiai đoạn 0-10 tuần tuổi là 4,02; giai đoạn 0-11 tuần tuổi là 4,69 và cả giai đoạn 0-12 tuần là 5,41. Hiệu quả kinh tế cao nhất khi xuất bán vịt ở 10 tuần tuổi và giảm dần đến 12 tuần tuổi. Vì vậy, nên xuất bán vịt khi được 10 tuần tuổi để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

    Tài liệu tham khảo

    Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Hoàng Thịnh (2017). Đánh giá khả năng sản xuất thịt của vịt lai broiler F1(Sín Chéng ×Super M3). Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 216: 22-27.

    Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt (2011). Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 39-43.

    Đặng Vũ Hòa (2015). Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3). Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.

    Đặng Vũ Hòa, Đặng Thúy Nhung, Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu (2014). Năng suất, chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa vịt Đốm và vịt T14. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(5): 697-703.

    Đỗ Ngọc Hà, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Bá Mùi, Hoàng Văn Chính, Lê Thị Hà và Lê Văn Sơn (2018). Phân tích sự sai khác di truyền của vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội bằng chỉ thị phân tử SSR. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 233: 2-8.

    Hồ Khắc Oánh, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Phạm Văn Trượng, Nguyễn Thị Minh, Phạm Hữu Chiến, Bùi Văn Thảnh, Bùi Văn Chủm (2011). Nghiên cứu bảo tồn quỹ gen vịt Bầu Bến tại Hòa Bình. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi vịt - ngan, tr. 169-172.

    Hoàng Tuấn Thành và Dương Xuân Tuyển (2016). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Hòa Lan nuôi bảo tồn tại Tiền Giang. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi, 63: 38-47.

    Nguyễn Đức Trọng, Hồ Khắc Oánh, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Phiên, Ngô Văn Vĩnh và Lê Xuân Thọ (2011). Kết quả nuôi giữ, bảo tồn quỹ gen vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi vịt - ngan,tr. 173-177

    Nguyễn Thị Minh Tâm, Trần Long, Phạm Công Thiếu, Hồ Lam Sơn, Lương Thị Hồng (2006). Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Kỳ Lừa tại Viện Chăn nuôi. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi 2006, phần nghiên cứu về giống vật nuôi.

    Nguyễn Thị Minh, Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu và Lê Viết Ly (2011). Nghiên cứu nuôi vịt Cỏ theo phương thức nuôi nhốt. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt - ngan, Viện Chăn nuôi - Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, tr. 121-125.

    Phạm Công Thiếu, Lương Thị Hồng, Hồ Lam Sơn, Trần Quốc Tuấn, Võ Văn Sự (2004). Kết quả theo dõi về ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Bầu Quỳ qua 3 thế hệ tại Viện Chăn nuôi. Hội nghị Bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1990-2004, Hà Nội tháng 10/2004, tr. 169-178.

    Trần Huê Viên, Nguyễn Duy Hoan và Nông Quý Thoan (2002). Một Số đặc điểm sinh học và sức sản xuất thịt của giống vịt Kỳ Lừa. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, 11: 994-995.

    Bui Huu Doan, Pham Kim Dang, Hoang Anh Tuan, Doan Van Soan and Nguyen Hoang Thinh (2017). Meat production capacity of Sin Cheng ducks in Lao cai Province, Viet Nam. Proceedings internatinal conference on: Animal production in Southeast Asia: Current status and future, pp. 78-85.