ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP VỀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC DÒNG DƯA THƠM (Cucumis meloL.)

Ngày nhận bài: 30-05-2018

Ngày duyệt đăng: 21-09-2018

DOI:

Lượt xem

4

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Anh, N., Tuân, P., Liết, V., Đức, N., & Yến, Đoàn. (2024). ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP VỀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC DÒNG DƯA THƠM (Cucumis meloL.). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(6), 552–562. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/476

ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP VỀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC DÒNG DƯA THƠM (Cucumis meloL.)

Nguyễn Thị Nguyệt Anh (*) 1 , Phạm Quang Tuân 1 , Vũ Văn Liết 2 , Nguyễn Trung Đức 1 , Đoàn Thị Yến 1

  • 1 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Dưa thơm, đa dạng di truyền, khả năng kết hợp, diallel

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm đánh giá đa dạng di truyền của 30 dòng dưa thơm thuộc hai biến chủng khác nhau là Cantaloupensis (dòng D1 đến D22) và Reticulatus (dòng D23 đến D30). Các dòng dưa thơm được phát triển tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (CRDI), Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bằng phương pháp tự thụ phấn từ các nguồn vật liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và Israel. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà lưới có mái che trong vụ Xuân 2017 về 31 tính trạng nông sinh học để xác định các nhóm di truyền. Kết quả cho thấy, ở mức độ tương đồng 0,32, các dòng dưa thơm được chia thành 6 nhóm di truyền khác biệt, biểu hiện mức độ đa dạng cao về các đặc điểm nông sinh học. Các thông tin về phân nhóm di truyền dựa trên kiểu hình có ý nghĩa trong việc lựa chọn dòng phục vụ cho công tác chọn tạo giống dưa năng suất và chất lượng cao. Thông qua đánh giá 6 dòng ưu tú D1, D2, D3, D7, D13 và D20 được chọn đưa vào mô hình lai diallel IV Griffing nhằm đánh giá khả năng kết hợp trong vụ Hè Thu 2017. Kết quả cho thấy 4 dòng D1, D3, D7, D20 có khả năng kết hợp về tính trạng năng suất và độ brix thịt quả. Đây sẽ là các vật liệu quan trọng được sử dụng trong các chương trình chọn tạo giống tiếp theo. Đồng thời, nghiên cứu chọn được 3 tổ hợp dưa thơm triển vọng có chất lượng tốt, năng suất cao hơn so với đối chứng, khả năng kết hợp riêng cao là THL2 (29,65 tấn/ha), THL6 (30,23 tấn/ha) và THL9 (33,17 tấn/ha).

    Tài liệu tham khảo

    Vũ Văn Liết và Hoàng Đăng Dũng (2012). Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống dưa lê nhập nội từ Trung Quốc tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(2): 238-243.

    Aroucha E. M., C. M. de Sousa, J. F. Medeiros, B. Glêidson, I. B. do Nascimento and N. O. de Araújo (2018). Pre-Harvest Application of Plant Biostimulant on the Quality and Shelf-Life of Yellow Melon (Cucumis melo L.). Journal of Agricultural Science, 10(2): 252.

    De Galarreta J. R. and A. Alvarez (2001). Morphological classification of maize landraces from northern Spain. Genetic Resources and Crop Evolution, 48(4): 391-400.

    Fereydoun K. and K. K. A. Abdul (2013). Fruit Shape Classification in Cantaloupe Using the Analysis of Geometrical Attributes. World Engineering & Applied Sciences Journal, 4(1): 2-5.

    Liu L., F. Kakihara and M. Kato (2004). Characterization of six varieties of Cucumis melo L. based on morphological and physiological characters, including shelf-life of fruit. Euphytica, 135(3): 305.

    Lucchin M., G. Barcaccia and P. Parrini (2003). Characterization of a flint maize (Zea mays L. convar. mays) Italian landrace: I. Morpho-phenological and agronomic traits. Genetic Resources and Crop Evolution, 50(3): 315-327.

    Mahto R. and D. Ganguli (2003). Combining ability analysis in inter varietal crosses of maize (Zea mays L.). Madras Agricultural Journal, 90(1/3): 29-33.

    Mugheri M., A. Baloch, M. Baloch, T. Yasir, N. Gandahi, G. Jatoi, A. Baloch, M. Ali and I. Baloch (2017). Genetic Diversity Analysis through Phenotypic Assessment in Bt-Cotton Germplasm. Sindh University Research Journal-SURJ (Science Series), 49(4): 739-742.

    Munger H. and R. Robinson (1991). Nomenclature of Cucumis melo L. Cucurbit Genet. Coop. Rep., 14(43-44.

    Rukam S. T. and M. K. Bhalala (2006). Combining ability studies in Muskmelon (Cucumis melo L.). J. Hort. Sci., 1(2): 109-115.

    Rukam S. T., G. U. Kulkarni and D. K. Kakade (2008). Genetic analysis in muskmelon (Cucumis melo L.). Journal of Horticultural Science, 3(2): 112-118.

    Yoshioka Y., K. Shimomura and M. Sugiyama (2018). Exploring an East Asian melon (Cucumis melo L.) collection for parthenocarpic ability. Genetic Resources and Crop Evolution, 65(1): 91-101.

    Zalapa J. E., J. Staub and J. McCreight (2006). Generation means analysis of plant architectural traits and fruit yield in melon. Plant Breeding, 125(5): 482-487.

    Zhang Y., M. S. Kang and K. R. Lamkey (2005). Diallel-Sas05. Agronomy Journal, 97(4): 1097-1106.