Ngày nhận bài: 24-02-2016
Ngày duyệt đăng: 20-11-2016
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT LỌC MÀNG ĐỂ THU VI TẢO NUÔI TRỒNG TỪ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
Từ khóa
Lọc màng, năng suất lọc, nước thải chăn nuôi, thu hoạch, vi tảo
Tóm tắt
Hiện nay, thu hoạch tảo để phát triển nhiên liệu sinh học đang được nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm với nhiều phương pháp khác nhau như lọc, ly tâm, tuyển nổi, keo tụ… Trong nghiên cứu này tiến hành đánh giá khả năng ứng dụng của màng lọc vào thu hoạch vi tảo. Nghiên cứu được thực hiện bằng hệ thống nhỏ, thể tích 1 l sử dụng màng sợi rỗng với diện tích bề mặt 0,065 m2, kích thước lỗ mao quản 0,2 μm. Trong quá trình thí nghiệm, sử dụng hệ thống sục khí nhằm giảm lượng tảo bám trên bề mặt màng lọc, giảm hiện tượng tắc màng lọc. Khi tăng cường độ sục khí từ 0 - 0,315 l/cm2.phút thì năng suất lọc tăng, trở lực giảm. Khi cường độ sục khí nhỏ hơn 0,189 l/cm2.phút, năng suất lọc giảm và trở lực tăng rất nhanh. Khi cường độ sục khí lớn hơn 0,189 l/cm2.phút, năng suất lọc và trở lực thay đổi không đáng kể. Quá trình lọc màng nên duy trì theo chế độ 5 phút hút: 5 phút nghỉ để đảm bảo năng suất lọc và áp suất hút ổn định. Mật độ sinh khối tảo cũng gây ảnh hưởng lớn đến năng suất lọc và áp suất hút. Các kết quả thu được cho thấy có thể ứng dụng màng lọc vào việc thu hồi sinh khối tảo, mở ra một hướng phát triển mới cho công nghệ màng, đồng thời là một phương pháp thu hồi vi tảo rất hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
AndersenR.A. (2005). Algal culturing techniques. Elsevier/Academic Press, Burlington, Mass. pp. 226.
Cao Thế Hà (2007). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ MBR - Công nghệ xử lý nước thải tiên tiến ở Việt Nam. Tạp chí Cấp thoát nước, 7(56): 36 - 40.
Đặng Đình Kim, Lê Đức, Trần Văn Tựa, Bùi Thị Kim Anh, Đặng Thị An (2011). Xử lý ô nhiễm môi trường bằng thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Dinh Trinh Thanh Xuan (2010). Harvesting marine algae for biodiesel feedstock. Department of EnvironmentalEngineering, National University of Singapore.
Do Khac Uan, Dang Kim Chi (2008). An assessment of potential application of membrance technology in municipal wastewater treatment in Vietnam. Urb. Env.,7: 39 - 42.
Đỗ Khắc Uẩn, Ick T. Yeom (2012). Ảnh hưởng của cường độ sục khí đến hiện tượng tắc màng lọc trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học kết hợp lọc màng, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(1): 182 - 189.
Enegess D., Togna P. and Sutton P. (2003). Membrane separation applications to biosystems for wastewater treatment. Filt. Sep., pp. 14 - 17.
JørgenW. (2001).MembraneFiltration Handbook: Practical Tips and Hints. Osmonics Publisher. pp. 68 - 72.
Lê VănCát(2007).Xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ và photpho;Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 125 - 126.
Nguyen Duc Long, Do Khac Uan, Doan Thi Thai Yen (2013). Factors affecting treatment efficiency of piggery wastewater by microalgae. J. Sci. Tech., 51(3B): 210 - 216.
Nguyen Thi Hong Minh, Vu Van Hanh(2012).Bioethanolproduction from marine algae biomass: prospect and troubles; Institute of Biotechnology, Vietnam Academy of Science and Technology.
Nguyễn Thị Thùy Dung, Nguyễn Thanh Lâm, Phạm Trung Đức, Cao Trường Sơn (2015). Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường cho quy trình chăn nuôi lợn tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(3): 427 - 436.
Nywening J.P., Husain H. (2007). Comparison of mixed liquor filterability measured with bench and pilot - scale membrane bioreactors. Water Sci. Technol., 56(6): 155 - 162.
TraviesoL., Benıtez F., Sanchez E., Borja R., Martın A. and Colmenarejo M. F. (2006). Batch mixed culture of Chlorella vulgarisusing settled and diluted piggery waste. Eco. Eng., 28:158 - 165.
WangH., Xiong H., Hui Z. and Zeng X. (2012). Mixotrophic cultivation of Chlorella pyrenoidosawith diluted primary piggery wastewater to produce lipids. Biores. Tech., 104: 215 - 220.
WangL., Li Y., Chen P., Min M., Chen Y., Zhu J., and Ruan R.R. (2010). Anaerobic digested dairy manure as a nutrient supplement for cultivation of oil - rich green microalgae Chlorella sp. Biores. Tech., 101: 2623 - 2628.