Ngày nhận bài: 25-07-2016
Ngày duyệt đăng: 20-11-2016
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
KHAI THÁC VẬT LIỆU KÍCH TẠO ĐƠN BỘI TỰ NHIÊN UH400PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ ƯU THẾ LAI
Từ khóa
Đơn bội kép, kích tạo, UH400, tẻ, maize
Tóm tắt
Bài báo trình bày kết quả đánh giá khả năng thích ứng và kích tạo đơn bội của dòng kích tạo đơn bội tự nhiên UH400 trong 4 thời vụ khác nhau năm 2014 - 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội. Hai mươi kiểu gen dị hợp là các vật liệu ngô tẻ F1 hạt vàng được lai kích tạo với dòng UH400 và đánh giá tỷ lệ hạt đơn bội dựa trên chỉ thị hình thái màu sắc hạt. Các hạt đơn bội được lưỡng bội hóa bằng colchicine 0,06% trong 8 giờ tạo dòng đơn bội kép, các dòng đơn bội kép được trồng, đánh giá sinh trưởng và năng suất trong vụ xuân 2015; đồng thời sử dụng chỉ thị SSR để đánh giá độ bội của các dòng đơn bội kép ở vụ xuân 2016. Kết quả cho thấy, dòng UH400 có khả năng sinh trưởng, phát triển trong điều kiện vụ thu đông và xuân ở miền Bắc Việt Nam và nhân, duy trì dòng thích hợp trong vụ xuân. Dòng UH400 có khả năng kích tạo đơn bội đối với các vật liệu ngô tẻ hạt F1 hạt vàng với tỷ lệ kích tạo trung bình đạt 7,05%. Lưỡng bội hóa dòng đơn bội bằng colchicine nồng độ 0,06% trong 8 giờ cho tỷ lệ hạt sống sót thấp (14,4%). Sử dụng chỉ thị phi065 để phân biệt dạng hạt đơn bội tạo ra từ UH400 với 6 dòng mẹ cho hiệu quả cao. Dạng hạt của 5 tổ hợp lai (M8, M12, M19, M21, M22 x UH400) là các hạt đơn bội, một tổ hợp M14xUH400 không phải là hạt đơn bội.
Tài liệu tham khảo
Bộ NN&PTNT (2011). Thông tư số 48/2011/TT - BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ngô.
Chase, S. S. (1952). Monoploids in maize. In: J.W. Gowen (Ed.), Heterosis. Iowa State College Press, Ames, IA, USA. pp. 389 - 399.
Choukan, R., and Warburton, M. L. (2006). Genetic distance based on SSR markers and testcross performance of maize inbred lines. Iranian Journal of Biotechnology, 4: 254 - 259.
E. H. Coe, J. (1959). A line of maize with high haploid frequency. The American Naturalist, 93: 381 - 382.
Gallais, A. (2009). Full - sib reciprocal recurrent selection with the use of doubled haploids. Crop science, 49: 150 - 152.
Geiger, H., and Gordillo, G. (2010). Doubled haploids in hybrid maize breeding. Maydica, 54: 485.
Gordillo, A., and Geiger, H. H. (2010). Optimum Hybrid Maize Breeding Strategies Using Doubled Haploids. 46th Illinois Corn Breeders School, Champaign, 1st of March 2010.
Prasanna, B., Chaikam, V., and Mahuku, G. (2012). "Doubled haploid technology in maize breeding: theory and practice," CIMMYT.
Prigge, V., Schipprack, W., Mahuku, G., Atlin, G. N., and Melchinger, A. E. (2012). Development of in vivo haploid inducers for tropical maize breeding programs. Euphytica, 185: 481 - 490.
Rahman, S. U., Arif, M., Hussain, K., Hussain, S., Mukhtar, T., Razaq, A., and Iqbal, R. A. (2013). Evaluation of maize hybrids for tolerance to high temperature stress in central Punjab. Am. J. Bioengineering Biotechnol, 1: 30 - 36.
Rober, F., Gordillo, G., and Geiger, H. (2005). In vivo haploid induction in maize - performance of new inducers and significance of doubled haploid lines in hybrid breeding. Maydica, 50: 275.