NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG NẤM chân dài Clitocybe maxima (Gartn. ex Mey.:Fr.) Quél. DẠNG DỊCH THỂ

Ngày nhận bài: 26-07-2016

Ngày duyệt đăng: 06-12-2016

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Nghiễn, N., & Thùy, N. (2024). NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG NẤM chân dài Clitocybe maxima (Gartn. ex Mey.:Fr.) Quél. DẠNG DỊCH THỂ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(11), 1817–1824. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/324

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG NẤM chân dài Clitocybe maxima (Gartn. ex Mey.:Fr.) Quél. DẠNG DỊCH THỂ

Ngô Xuân Nghiễn (*) 1 , Nguyễn Thị Bích Thùy 1

  • 1 Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Nấm chân dài (Clitocybe maxima), lên men ngập chìm, nấm ăn, hệ sợi nấm

    Tóm tắt


    Nấm chân dài (Clitocybe maxima) là loại nấm ăn có màu nâu sáng, quả thể nấm khi mới xuất hiện có dạng hình que, sau đó xuất hiện mũ nấm. Nấm chân dài còn có tên là nấm măng. Quả thể nấm chân dài có chứa các loại axít amin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người. Thí nghiệm nuôi cấy giống nấm chân dài trong môi trường dịch thể chỉ ra rằng nấm chân dài sinh trưởng tốt nhất trong môi trường bao gồm (CT3: 2 g cao nấm men + 2 g pepton + 0,5 g MgSO4.7H2O + 15 g glucose + 1,5 mg thiamin)/1 lít môi trường. Trên môi trường này tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm chân dài nhanh, sinh khối sợi đạt 33,9 g/1.000ml, mật độ khuẩn lạc cầu lớn. Lượng oxy cung cấp có ảnh hưởng lớn đến sinh khối sợi nấm chân dài, lượng oxy ở mức 0,75 lít không khí/lít môi trường/phút; tỷ lệ giống cấy 10% giống cấp 1 so với thể tích môi trường. Thời gian nuôi giống 84 - 96 giờ là thích hợp nhất. Sử dụng giống nấm dịch thể để nuôi trồng sẽ rút ngắn được 12 ngày/chu kỳ.

    Tài liệu tham khảo

    Alam N., Shim M.J., Lee M.W., Shin P.G., Yoo Y.B and Lee T.S. (2009). “Vegetative growth and phylogenetic relationship of commercially cultivated strains of Pleurotus eryngiibased on ITS sequence and RAPD”, Mycobiology,37(4): 258 - 266.

    Gibbs P.A., Seviour R.J. and Schmid F. (2000). “Growth of filamentous fungi in submerged culture: Problems and possible solutions”, Crit. Rev. Biotechnol., 20: 17 - 48.

    Hwang H. J., Kim S. W., Xu C. P., Choi J. W. and Yun J. W. (2004). “Morphological and theological properties of the three different species of basidiomycetes Phellinus in submerged cultures”, J. Appl. Microbiol., 96(6): 1296 - 1305.

    Marquez - RochaF.J.,Guillén G.K., Sánchez J.E. and Vázquez R.D. (1999). “Growth characteristic of Pleurotus ostreatus in bioreactors”, Biotechnol. Tech.,13: 29 - 32.

    Park (2001). “Optimuzation of submerged culture condition for mycelial growth and exo - biopolymer production by Cordyceps militaris”Korean J Mycol., 30: 56 - 62.

    Wang W., Zhu Z. and Li P. (2005). “Study on the technological conditions for submerged fermenter culture of eight strains of Flammulina velutipes”, Fifth International conference on mushroom biology and mushroom products, 12: 318 - 322.

    Yan Chang - wei, Chen he, Qin jun - zhe, Chen yi - ding (2003). Studies on liquid inoculum filtration and cultivated condition of Flammulina velutipes.Edible Fungi of China. College of Life Science & Engineering, Shaanxi University of Science & Technology, Xianyang, 71208.