Ngày nhận bài: 11-11-2015
Ngày duyệt đăng: 28-07-2016
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝCỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC NĂNG SUẤT CAO VÀ THẤPTRỒNG TẠI THANH HÓA
Từ khóa
Chỉ tiêu sinh lý, lạc, năng suất
Tóm tắt
Phân tích chỉ tiêu sinh lý của một số giống lạc để tìm ra sự khác biệt giữa chúng là một trong những phương pháp góp phần vào công tác sơ tuyển giống năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của nhóm giống lạc năng suất cao và thấp trong vụ xuân năm 2013,2014 và 2015 trồng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả thí nghiệm đã phân nhóm giống lạc theo năng suất thực thu thành 3 nhóm, nhóm năng suất cao: L26(3,67 tấn/ha, giống TB25: 3,50 tấn/ha), nhóm năng suất thấp: lạc lỳ (năng suất thấp nhất đạt 2,31 tấn/ha) và nhóm năng suất trung bình: L18, L08, L14, L19, L23. Cácgiống lạc năng suất cao thể hiện một số chỉ tiêu sinh lý tốt hơn so với các giống lạc năng suất thấp. Điển hình là giống L26 cho năng suất cao nhất có một số chỉ số sinh lý ở giai đoạn ra hoa - đâm tia hợp lý nhất: cường độ quang hợp 26,8mol/m2/s, khả năng tích lũy chất khô24,26g, cường độ thoát hơi nước 11,85mmol/m2/s, độ dẫn khí khổng 0,64mol/m2/s, diện tích lá 16,22 dm2/cây,hàm lượng diệp lục 1,76mg/glá tươi, trong khi đó giống lạc lỳ năng suất thấp nhất có các chỉ số tương ứng là: 19,8mol/m2/s, 20,37g, 8,75mmol/m2/s, 0,47mol/m2/s, 12,76 dm2/cây, 0,81 mg/glá tươi.
Tài liệu tham khảo
Molotov A.C.(1966). Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Nhà xuất bản Bông lúa (Nguyên bảntiếng Nga).
Ball R.A., Purcell L.C., Vories E.D. (2000). Optimizing soybean plant population for a short-season system in the southern USA. Crop Sience,40: 757-764.
Vũ Tiến Bình, Nguyễn Quý Quyết, Vũ Quang Sáng (2014). Ảnh hưởng của organic 88, molipdatnatri lên hoạt động quang hợp và hình thành năng suất lạc. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1: 41-46.
Nguyễn Thị Chinh (2005). Kỹ thuật thâm canh lạc năng suất cao. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Danh Đông (1984). Cây lạc. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Thị Thanh Hải vàVũ Đình Chính (2011). Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ xuân và vụ thutrên đất Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9(5): 697-704.
Võ Thị Mai Hương, Trần Thị Kim Cúc (2012). Nghiên cứu ảnh hưởng của chitosan oligossacaride lên sinh trưởng và năng suất cây lạc giống lạc L14. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế,73(4).
Đỗ Thị Hường, Đoàn Công Điển, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hoan, Phạm Văn Cường (2013). Đặc tính quang hợp và tích lũy chất khô của một số dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(2): 154-160.
Nguyễn Như Khanh vàCao Phi Bằng (2012). Sinh lý học thực vật. Nhà xuất bản Giáo dục, tái bản lần 2.
Nguyễn Tấn Lê, Vũ Đình Ngàn (2010). Nghiên cứu đời sống cây lạc (Arachis hypogeaL.) trong điều kiện nóng hạn ở vụ hè tại Đà Nẵng”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ,5:117-124.
Nguyễn Duy Minhvà Nguyễn Như Khanh (1982). Thực hành sinhlý thực vật. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Đình Thi, Hoàng Minh TấnvàĐỗ Quý Hải (2008). Ảnh hưởng của B, Mo, Zn đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất lạc(Arachis hypogea L.)ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6(1): 15-20.
Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài vàNguyễn Văn Tó (2006). Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc. Nhà xuất bản Lao động.
Ngô thị Hồng Tươi, Đoàn Kiều Anh, Quyền Ngọc Dung, Phạm Văn Cường và Nguyễn Văn Hoan (2013). Mối quan hệ giữa quang hợp với năng suất cá thể và chất lượng của một số dòng lúa. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(3): 293-303.