Ngày nhận bài: 10-05-2015
Ngày duyệt đăng: 01-12-2015
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
SÀNG LỌC XẠ KHUẨN Actinomycestes sp. CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VỚI NẤM GÂY BỆNH KHÔ VẰN LÚA Rhzoctonia solani
Từ khóa
Bệnh khô vằn lúa, đối kháng, Rhizoctonia solani, xạ khuẩn
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, 10 mẫu nấm khô vằn (KV1, KV6, KV8, KV10-KV16) đã được phân lập từ 20 mẫu bệnh khô vằn ở các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam và Hưng Yên. Mẫu nấm bệnh được đánh giá dựa vào các đặc điểm nuôi cấy, đặc điểm hình thái, phân tích PCR-RFLP và so sánh trình tự nucleotide rDNA-ITS. Kết quả phân tích cho thấy các chủng phân lập đều thuộc loài Rhizoctonia solani (R. solani). Lây nhiễm nhân tạo các mẫu nấm phân lập trên các giống lúa Xi 23, Q5, Khang dân, BC15, Nếp TK90 và Nếp 87 cho thấy biểu hiện bệnh và vết bệnh đặc trưng của bệnh khô vằn chứng tỏ các mẫu nấm bệnh thuộc R. solani thuộc nhóm AG1- type 1 (AG1- IA). Trong số 10 chủng, chủng KV13 có độc tính mạnh nhất. Kết quả sàng lọc khả năng đối kháng của 80 mẫu xạ khuẩn đã phát hiện được 10 mẫu có khả năng đối kháng với mẫu KV13, trong đó mẫu L2.5 có hoạt tính đối kháng mạnh nhất. Dựa vào kết quả này, chủng L2.5 có thể được sử dụng để nghiên cứu nhằm phát triển chế phẩm kháng bệnh khô vằn hại lúa.
Tài liệu tham khảo
Boukaew S, Klinmanee C, Prasertsan P (2013). Potential for the integration of biologicaland chemical control of sheath blight disease caused by Rhizoctonia solanion rice. WorldJ Microbiol Biotechnol., 29(10): 1885-1893.
Boukaew S, Prasertsan P (2014). Factors affecting antifungal activity of Streptomycesphilanthi RM-1-138 against Rhizoctonia solani. World J Microbiol Biotechnol., 30(1): 323-329.
El-Tarabily, Sivasithamparam K (2006). Non-streptomycete actinomycete as biocontrolagents of soil-bourne fungal plant pathogens and as plant growth promoters. Soil Biologyand Biochemistry, 38: 1505-1520.
Lê Minh Tường, Ngô Thị Kim Ngân (2014). Phân lập và xác định khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn đối với nấm Rhizoctonia solaniKuhn gây bệnh đốm vằn trên lúa. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 4: 113-119.
Nguyễn Đắc Khoa, Dương Minh, Phạm Văn Kim (2010). Sản xuất các sản phẩm sinh học để quản lý bệnh hại lúa, cây ăn quả và rau màu theohướng bền vững và không ô nhiễm môi trường. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 16b: 117-126.
Ou, S. H. (1985). Fungus diseases-foliage diseases. Rice diseases (2ndEd.), pp. 109-201.
Park D. S., Sayler, R. J., Hong, Y.-G., Nam, M.-H., Yang, Y (2008). A method forinoculation and evaluation of rice sheath blight disease. Plant Dis., 92: 25-29.
Taheri P., Gnanamanickam, S. S., Hofte, M (2007). Characterization, genetic structureand pathogenicity of Rhizoctoniaspp. associated with rice sheath diseases in India. Phytopathology, 97: 373-383.
Vincelli P., Beaupre’, C. M. S (1989). Comparison of media for isolating Rhizoctoniasolani from soil. Plant Disease, 73: 1014-1017.