Ngày nhận bài: 23-03-2015
Ngày duyệt đăng: 19-06-2015
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN TRÒN ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA LỢN NUÔI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
Từ khóa
Dịch tễ, giun tròn, lợn, tỷ lệ nhiễm, Thái Nguyên
Tóm tắt
Nghiên cứu dịch tễ học trên 3600 lợn nuôi ở huyện Võ Nhai, Phú Lương và Đồng Hỷ Thuộc tỉnh Thái Nguyên từ 2010 đến 2013. Kết quả đã xác định được 5 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn là Gnathostoma doloresi, Ascaris suum, Trichocephalus suis, Strongyloides ransomi và Oesophagostomum dentatum,trong đó có 3 loài có nguy cơ lây sang người là Gnathostoma doloresi, Ascaris suum, Strongyloides ransomi. Tỷ lệ lợn nhiễm giun tròn đường tiêu hóa nói chung là 68,16%. Lợn dưới 2 tháng tuổi nhiễm 49,50%. Lợn 3 đến 6 tháng tuổi nhiễm cao nhất: 82,75%, Lợn trên 6 tháng tuổi nhiễm 72,25%. Lợn ở vùng núi cao nhiễm cao nhất: 78,00%, vùng bán sơn địa: 64,75% và thấp nhất ở vùng đồng bằng: 61,75%. Vụ hè thu lợn nhiễm giun: 72,00%, vụ đông xuân là 64,33%. Lợn nuôi thả rông nhiễm giun cao nhất: 96,25%, nhiễm thấp nhất là lợn nuôi nhốt: 30,75%.
Tài liệu tham khảo
Phạm Văn Khuê và Phan Văn Lục (1996).Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 39 - 40.
Nguyễn Thị Kim Lan(2012).Ký sinh trùng và bệnh Ký sinh trùng Thú y, Nhà xuất bảnNông nghiệp, Hà Nội, tr.121- 125.
Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc (2005).Bệnh giun tròn của vật nuôi ở Việt Nam, Nhà xuất bảnNông nghiệp Hà Nội, tr.12-20
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (2014).Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và kế hoạch phát triển Nông nghiệp Nông thôn năm 2015.
Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh, Trương Quang (2001).Dịch tễ học thú y, Nhà xuấtNông nghiệp Hà Nội, tr.92 - 120.
Leroy, P., Farnir, F. (1999). Thống kê sinh học (Đặng Vũ Bình dịch), Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội, tr. 48 - 85.