ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC DÒNG LÚA CÓ NỀN DI TRUYỀN INDICA NHƯNG MANG MỘT ĐOẠN NHIỄM SẮC THỂ THAY THẾ TỪ LÚA DẠI Oryza rufipogon HOẶC LÚA TRỒNG JAPONICA

Ngày nhận bài: 21-10-2014

Ngày duyệt đăng: 10-03-2015

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Cường, P., Điển, Đoàn, Tuấn, T., & Hạnh, T. (2024). ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC DÒNG LÚA CÓ NỀN DI TRUYỀN INDICA NHƯNG MANG MỘT ĐOẠN NHIỄM SẮC THỂ THAY THẾ TỪ LÚA DẠI Oryza rufipogon HOẶC LÚA TRỒNG JAPONICA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(2), 166–172. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/169

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC DÒNG LÚA CÓ NỀN DI TRUYỀN INDICA NHƯNG MANG MỘT ĐOẠN NHIỄM SẮC THỂ THAY THẾ TỪ LÚA DẠI Oryza rufipogon HOẶC LÚA TRỒNG JAPONICA

Phạm Văn Cường (*) 1, 2, 3 , Đoàn Công Điển 3 , Trần Anh Tuấn 2 , Tăng Thị Hạnh 2

  • 1 Trung tâm nghiên cứu Cây trồng Việt Nam - Nhật Bản
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Dự án JICA, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Asominori, chịu hạn, giai đoạn đẻ nhánh, PEG 6000, Oryza rufipogon

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn đẻ nhánh của 20 dòng lúa mới lai tạo có nền di truyền là giống IR24 (một giống lúa indica) nhưng khác nhau bởi một đoạn nhiễm sắc thể thay thế từ loài lúa dại Oryza rufipogon (5 dòng) và một giống lúa trồng thuộc loài phụ Oryza japonica có tên là Asominori (15 dòng). Lúa được trồng trong dung dịch dinh dưỡng Kimura B. Công thức xử lý hạn được bổ sung vào dung dịch dinh dưỡng 20% PEG6000 trong thời gian 3 tuần. Kết quả cho thấy, hệ số tương quan giữa chỉ số chịu hạn (DRI) với khối lượng chất khô của các dòng/giống ở công thức đối chứng (không bổ sung PEG 6000) và bị hạn lần lượt là r = 0,614 và r = 0,604. Xử lý hạn đã làm giảm số lá, diện tích lá, tổng diện tích bề mặt của rễ và số rễ, số lông hút ở đa số các dòng lúa mới và giống đối chứng IR24 nhưng không làm giảm số rễ, số lông hút ở các dòng có DRI cao. Trong điều kiện hạn, tất cả các dòng lúa mới đều có chỉ số chịu hạn cao hơn giống lúa IR24. Các dòng có mang gen Asominori biểu hiện khả năng chịu hạn tốt qua việc tăng hấp thu và vận chuyển nước từ rễ lên lá và tăng sự phát triển hệ thống rễ. Trong khi đó, các dòng có mang gen O. rufipogon biểu hiện khả năng chịu hạn tốt qua việc giảm số lá, diện tích lá và giảm thoát nước. Vì vậy, có thể sử dụng lúa Asominori và lúa dại O. rufipogon làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống lúa chịu hạn.

    Tài liệu tham khảo

    Amiard, V. and A. Morvan-Bertrand (2003). Fructans, But Not the Sucrosyl-Galactosides, Raffinose and Loliose, Are Affected by Drought Stress in Perennial Ryegrass. Plant Physiology, 132(4): 2218-2229.

    Anwar, J. and G. M. Subhani (2011). Drought tolerance indices and their correlation with yield in exotic wheat genotypes. Pak. J. Bot., 43(3): 1527-1530.

    Blum, A. (2011). Phenotyping and Selection. Plant Breeding for Water-Limited Environments, Springer New York, p. 153-216.

    Fischer, R. and R. Maurer (1978). Drought resistance in spring wheat cultivars. I. Grain yield responses. Australian Journal of Agricultural Research, 29(5): 897-912.

    Hadiarto, T. and L.-S. Tran (2011). Progress studies of drought-responsive genes in rice. Plant Cell Reports, 30(3): 297-310.

    Nguyễn Tấn Hinh, Trương Văn Kính, Vũ Thị Hằng, Trần Nguyên Tháp (2005). Giống lúa chịu hạn CH208, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 21: 23-25.

    IRRI (2002). Standard evaluation system for rice, Los Banos, Philippines.

    IRRI (2014). Retrieved 11/6/2014, from http://irri.org/component/cultivated+area.

    Jinhua, X., S. Grandillo, et al. (1996). Genes from wild rice improve yield. Nature (London), 384 (6606): 223-224.

    Kamoshita, A., R. C. Babu, et al. (2008). Phenotypic and genotypic analysis of drought-resistance traits for development of rice cultivars adapted to rainfed environments. Field Crops Research, 109(1-3): 1-23.

    Kubo T., Aida Y., Nakamura K., Tsunematsu H., Doi K., Yoshimura A. (2002). Reciprocal chromosome segment substitution series derived from japonica and indica cross of rice. Breeding Science, 52: 319-325.

    Lafitte, R., A. Blum, et al. (2004). Using secondary traits to help identify drought-tolerant genotypes. Breeding Rice for Drought-prone Environments.

    Lu, Z. and P. M. Neumann (1999). Water Stress Inhibits Hydraulic Conductance and Leaf Growth in Rice Seedlings but Not the Transport of Water via Mercury-Sensitive Water Channels in the Root. Plant Physiology, 120(1): 143-152.

    Money, N. P. (1989). Osmotic Pressure of Aqueous Polyethylene Glycols: Relationship between Molecular Weight and Vapor Pressure Deficit. Plant Physiology, 91(2): 766-769.

    Poorter, H. and C. Remkes (1990). Leaf area ratio and net assimilation rate of 24 wild species differing in relative growth rate. Oecologia, 83(4): 553-559.

    Roberts, S. K. (1998). Regulation of K+ Channels in Maize Roots by Water Stress and Abscisic Acid. Plant Physiology, 116(1): 145-153.

    Trần Anh Tuấn, Vũ Ngọc Thắng, Vũ Đình Hoà (2007). Ảnh hưởng của hạn đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất của một số giống đậu tương trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 3: 17-22.

    Vũ Thị Thu Hiền, Phạm Văn Cường (2012). Phân tích đa dạng di truyền mẫu giống lúa canh tác nhờ nước trời bằng chỉ thị SSR, Tạp chí khoa học và Phát triển, 10(1): 15-24.

    Yoshida, S., D. A. Forno (1971). Laboratory manual for physiological studies of rice. Los Banos, Philippines, International Rice Research Institute (IRRI).