ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN GIUN QUẾ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA ĐTL2 TRONG VỤ XUÂN SẢN XUẤT THEO HƯỚNG HỮU CƠ TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 30-12-2014

Ngày duyệt đăng: 15-08-2015

DOI:

Lượt xem

4

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Dinh, N., Dũng, P., Tân, N., Hạnh, N., & Thủy, P. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN GIUN QUẾ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA ĐTL2 TRONG VỤ XUÂN SẢN XUẤT THEO HƯỚNG HỮU CƠ TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(7), 1081–1088. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1561

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN GIUN QUẾ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA ĐTL2 TRONG VỤ XUÂN SẢN XUẤT THEO HƯỚNG HỮU CƠ TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Nguyễn Thị Ngọc Dinh (*) 1 , Phạm Tiến Dũng 2 , Nguyễn Ích Tân 2 , Nguyễn Hồng Hạnh 2 , Phan Thị Thủy 2

  • 1 Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Giống lúa ĐTL2, nông nghiệp hữu cơ, phân giun quế

    Tóm tắt


    Thí nghiệm xác định liều lượng phân giun quế thích hợp cho giống lúa ĐTL2 trồng theo hướng hữu cơ được thực hiện trong hai vụ xuân (2013 và 2014) tại Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thí nghiệm được bố trí theo khối kiểu ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), gồm 4 mức bón trong vụ xuân 2013 và 5 mức trong vụ xuân 2014;liều lượng phân lần lượt là 5, 10, 15, 20, 25 tấn/ha và các yếu tố phi thí nghiệm khác đồng nhất. Kết quả chỉ ra khi tăng liều lượng phân giun không làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng như thời gian sinh trưởng, số lá/thân chính, số nhánh hữu hiệu/khóm, nhưng lại làm tăng một số chỉ tiêu sinh lý như chỉ số SPAD, diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô. Lượng phân giun quế tăng đãlàm tăng năng suất của giống lúa ĐTL2 nhưngkhi tăng đến liều lượng 10 tấn/ha và cao hơn thì năng suất khác nhau không có ý nghĩa. Hiệu quả kinh tế của công thức bón 10 tấn/ha cao nhất trong vụ xuân 2014 đạt 27.596.000đ/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nên bón phân giun quế cho giống lúa ĐTL2 với lượng 10 tấn/ha cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Bằng phương pháp hồi quy cho thấy năng suất phụ thuộc vào mức bón có phương trình: y =-0,075x2+ 2,472x + 41,01 với R²= 0,522, giải phương trình tối ưu đã xác định được lượng phân bón cho năng suất cao nhất là 16,4 tấn/ha.

    Tài liệu tham khảo

    Bejbaruah R, Sharma R C, Banik P. (2013). Split application of vermicompost to rice (Oryza sativa L.): its effect on productivity, yield components, and N dynamics. Organic Agriculture, 3(2): 123 - 128.

    Phạm Văn Cường và Hoàng Tùng (2005). Mối liên hệ giữa ưu thếlai vềkhả năng quang hợp và năng suấthạt của lúa lai F1 (Oryza sativa L.). Tạp chí khoa học và Phát triển, 3(4): 253 - 261.

    Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Thị Nga (2013). Ảnh hưởng của phân giun quế đến sinh trưởng, năng suất của su hào trồng trong hộp xốp theo hướng hữu cơ tại Hà Nội. Hội thảo quốc gia: Nông nghiệp hữu cơ - thực trạng và định hướng phát triển lần thứ I, tr. 230.

    Phạm Tiến Dũng (2012). Hiệu quả của một số loại phân hữu cơ bón lá đến sinh trưởng và năng suất lúa Bắc Thơm 7 sản xuất theo hướng hữu cơ tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển,10(1): 9 - 14.

    Phạm Tiến Dũng và Nguyễn Đình Hiền (2010). Thiết kế thí nghiệm và xử lý kết quả bằng phần mềm thống kê IRRISTAT. Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội, tr. 61 - 63.

    Trần Văn Đạt (2005). Tiến trình phát triển sản xuất lúa gạo tại Việt Nam: Từ thời nguyên thủy đến hiện đại. Nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

    Han Kyu Cho and Atsushi Koyama (1997). Korean Natural Farming. Indigenous Microorganisms and Vital Power of Crop Livestock. Korean natural Farming Publisher, p. 45 - 55.

    Đỗ Thị Hường, Đoàn Công Điển, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hoan, Phạm Văn Cường (2013). Đặc tính quang hợp và tích lũy chất khô của một số dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(2): 154 - 160.

    FiLB and IFOAM (2012). The World Organic Agriculture. Statistics and emerging trends 2012.

    IFOAM (2007). http://www.ifoam.bio/sites/default/ files/page/files/ifoam_annual_report_2007.pdf

    Katsura, K., S. Maeda, T. Horie, T. Shiraiwa (2007). Analysis of yield attributes and crop physiological traits of Liangyoupeijiu, a hybrid rice recently bred in China. Field Crops Research, 103: 170 - 177.

    Công Phiên (2014). Lạm dụng phân bón gây nhiều hệ lụy. http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2014/7/ 355124/

    Nguyễn Ngọc Minh (2011). Nghiên cứu, tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện canh tác ở huyện Vụ Bản - Nam Định. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Rosegrant, M.W., Sombilla, M.A., Perez, N. (1995). Food, Agriculture and Environment Discussion Paper No 5. International Food Policy Research Institute, Washington, DC.

    Sultana, N., T. Ikeda, K. MA. (2001). Effect of foliar spray of nutrient solutions on photosynthesis and dry matter accumulation and grain yield in sea water-stresses rice. Environmental and Experimental Botany, 46: 129 - 140.

    Sujit Adhikary (2012). Vermicompost, the story of organic gold: A review. Agricultural Sciences, 3(7): 905 - 917.

    Takai, T., S. Matsuura, T. Nishio, A. Ohsumi, T. Shiraiwa, T. Horie (2006). Rice yield potential is closely related to crop growth rate during late reproductive period. Field Crops Research, 96: 328 - 335.

    Trethewie, Sally (2012). Politics and distrust in the rice trade: Implications of the shift towards self-sufficiency in the Philippines and Indonesia, NTS Alert, RSIS Centre for Non-Traditional Security (NTS) Studies for NTS-Asia, February, Singapore. http://www.rsis.edu.sg/nts/HTML-Newsletter/alert /NTS-alert-feb-1201.html.

    Vietnam organic standards (MARD). 10 TCN 602-2006. Hữu cơ - tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến. http://vietgap.gov. vn/Upload/ Vietnam%20Organic%20standards%20(MARD).pdf.