NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITROCÂY HOA LAN MILTONIASP.

Ngày nhận bài: 25-07-2014

Ngày duyệt đăng: 09-10-2015

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Huyên, P., Cương, H., & Hoàng, N. (2024). NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITROCÂY HOA LAN MILTONIASP. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(7), 1128–1135. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1547

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITROCÂY HOA LAN MILTONIASP.

Phan Xuân Huyên (*) 1 , Hoàng Văn Cương 2 , Nguyễn Thị Phượng Hoàng 3

  • 1 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • 2 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên
  • 3 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Từ khóa

    Hình thành protocorms, Miltoniasp., sinh trưởng chồi cây, tái sinh rễ

    Tóm tắt


    Trong nghiên cứu này, những cụm chồi mang 3 - 4 protocorms tạo thành từ đỉnh sinh trưởng của giống Miltoniasp. màu đỏ và màu trắng hồng được dùng làm nguồn nguyên liệu cho các thí nghiệm. Protocorms được nuôi cấy trên các môi trường MS, MS có bổ sung nước dừa, BA độc lập và BA kết hợp với αNAA, 30 g/l sucrose, 8 g/l agar, 1 g/l than hoạt tính, pH 5,8. Sau 90 ngày nuôi cấy, kết quả cho thấy, môi trường ½ MS có bổ sung 15% nước dừa, 1,5 mg/l BA và 0,1 mg/l αNAA là tốt nhất cho sự hình thành chồi và sinh trưởng chồi cây (25,60 chồi/mẫu, chiều cao 1,95cm). Đối với thí nghiệm tạo rễ in vitro, sau 40 ngày nuôi cấy, môi trường ½ MS có bổ sung 0,1 - 1 mg/l αNAA hoặc 0,1 - 1 mg/l IBA, 30 g/l sucrose, 8 g/l agar, 1 g/l than hoạt tính, pH 5,8 đều thích hợp cho quá trình tạo rễ in vitro, tỉ lệ tạo rễ 100%. Sau 50 ngày chuyển cây con ra vườn ươm, kết quả cho thấy, giá thể vụn xơ dừa và dớn đều thích hợp cho quá trình sinh trưởng của cây con, tuy nhiên giá thể vụn xơ dừa (6 rễ/mẫu, chiều dài rễ 3,29cm, tỉ lệ sống 90%) tốt hơn giá thể dớn (5,60 rễ/mẫu, chiều dài rễ 2,70cm, tỉ lệ sống 86%).

    Tài liệu tham khảo

    Besson J.C.F., Oliveira L.K. and Bonett L.P. (2010). Source and concentration of carbohydrates on shoot growth and rooting of Miltonia flavescens Lindl. R. Bra. Bioci., 8(1): 9 - 13.

    Chapla P.I., Besson J.C.F., Olivera L.K., Silva J.M.D., Rocha A.C.D.S. and Stefanello S. (2009). pH, activated charcoal and gelling agents of the culture medium on the in vitro growth of Miltonia flavescens Lindl. Plant Cell Cult. Micropropag., 5(2): 87 - 93.

    Duncan D. B. (1995). Multiple range and F tests. Biometrics, 11: 1 - 42.

    Hoàng Thị Kim Hồng(2011). Nghiên cứu khả năng tái sinh chồi và cụm chồi trong nuôi cấy in vitro cây hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum Thunb.). Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 64: 23 - 32.

    Kabir M.F., Rahman M.S., Jamal A., Rahman M. and Khalekuzzaman M. (2013). Multiple shoot regeneration in Dendrobium fimbriatum Hook. an ornamental orchid. J. Anim. Plant Sci., 23(4): 1140 - 1145.

    Murashige T, Skoog F (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue. Plant Physiol., 15: 473 - 497.

    Nguyễn Thị Thu Hằng, Vũ Thị Huệ và Nguyễn Như Ngọc (2013). Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy lát mỏng tế bào để nhân giống in vitro cây hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii Bolus). Hội nghị Khoa học Công nghệ Sinh học toàn quốc 2013, tr. 792 - 796.

    Nguyễn Văn Uyển (1984). Nuôi cấy mô thực vật phục vụ công tác giống cây trồng. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, tr. 33.

    Phan Xuân Huyên, Nguyễn Trung Ái, Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Thị Diệu Hương, Ðinh Văn Khiêm và Dương Tấn Nhựt (2004). Phục tráng và nhân nhanh các giống Ðịa lan (Cymbidium sp.). bằng nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Tạp chí Sinh học, 26(1): 48 - 54.

    Rao S. And Barman B. (2014). In vitro micropropagation of Dendrobium Chrysanthum Wall. Ex Lindl. - A Threatened Orchid. Sch. Acad. J. Biosci., 2(1): 39 - 42.

    Susumu I, Satomi H, Yasuaki H, Junzo S and Yukihiro H. (1995). Studies on the Formation of Regenerated Plants of Codonopsis lanceolata TRAUTV by Tissue Culture. Nat. Med., 49(1): 43 - 48.

    Stefanello S., Karsten J., Müller T.S., Tomczak A.P., Bonett L.P. and Schuelter A.R. (2009). In vitro conversion of Miltonia flavescens Lindl. Roots and leaf tip cells in protocorm like bodies and plant regeneration. Ciência & Agrotecnologia, Lavras, 33(1): 53 - 59.

    Sunitibala H. and Kishor R. (2009). Micropropagation of Dendrobium transparens L. from axenic pseudobulb segments. Ind. J. Biotechnol., 8: 448 - 452.

    Stefanello S., Silveira E.V., Oliveira L.K., Besson J.C.F. and Dutra G.M.N. (2009). Efficiency of substrates on acclimatization of in vitro propagated Miltonia flavescens Lindl.. Revista em Agronegócios e Meio Ambiente, 2(3): 467 - 476.

    Vijayakumar S., Rajalkshmi G. and Kalimuthu K. (2012). Propagation of Dendrobium aggregatum through the culture of immature seeds from green capsules. Lankesteriana, 12(2): 131 - 135.

    Yamakami J.K., Faria R.T. and Stenzel N.M.C. (2009). Vegetative development of Brassocattleya pastoral “Rosa” and Miltonia regnelli Rchb.f. X Oncidium crispum L. (Orchidaceae) in substrates alternative to xaxim (tree fern fiber). Científica, 37(1): 32 - 38.

    Yamamoto L.Y., Sorace M., Faria R.T., Takahashi L.S. and Schnitzer J.A. (2009). Alternative substrates to substitute xaxim in the cultivation of the primary hybrid Miltonia regnellii Rchb. f. X Oncidium concolor Hook. (Orchidaceae). Ciências Agrárias, 30(1): 1035 - 1042.