THỬ NGHIỆM PRAZIQUANTEL VÀ MEBENDAZOLE ĐIỀU TRỊ SÁN LÁ ĐƠN CHỦ VÀ ẤU TRÙNG SÁN KÝ SINH TRÊN CÁ TRẮM CỎ (Ctenopharyngodon idella) Ở GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG

Ngày nhận bài: 24-09-2014

Ngày duyệt đăng: 02-03-2015

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Vạn, K., Tuyến, N., Hoài, T., & Ân, N. (2024). THỬ NGHIỆM PRAZIQUANTEL VÀ MEBENDAZOLE ĐIỀU TRỊ SÁN LÁ ĐƠN CHỦ VÀ ẤU TRÙNG SÁN KÝ SINH TRÊN CÁ TRẮM CỎ (Ctenopharyngodon idella) Ở GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(2), 200–205. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/154

THỬ NGHIỆM PRAZIQUANTEL VÀ MEBENDAZOLE ĐIỀU TRỊ SÁN LÁ ĐƠN CHỦ VÀ ẤU TRÙNG SÁN KÝ SINH TRÊN CÁ TRẮM CỎ (Ctenopharyngodon idella) Ở GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG

Kim Văn Vạn (*) 1, 2 , Nguyễn Văn Tuyến 1 , Trương Đình Hoài 1 , Ngô Thế Ân 3

  • 1 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cá trắm cỏ, ký sinh trùng, Praziquantel, Mebendazole

    Tóm tắt


    Chất lượng cá giống trong nuôi trồng thuỷ sản là một vấn đề được quan tâm của ngành, trong đó đáng chú ý là cá trắm cỏ, một đối tượng nuôi truyền thống trong nước ngọt có nhiều nguy cơ nhiễm và gây hại bởi ký sinh trùng ở giai đoạn cá hương, cá giống. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã kiểm tra ngẫu nhiên 900 con cá trắm cỏ ở giai đoạn cá hương được ương nuôi trong 30 ao khu vực Bắc Ninh và Hà Nội cùng với việc thử nghiệm 2 loại thuốc điều trị ký sinh trùng là Praziquantel và Mebendazole bằng 2 biện pháp ngâm và cho cá ăn ở 3 nồng độ trong 3 ngày (5; 10 và 15ppm đối với phương pháp ngâm và 25; 50 và 75 mg/kg cá/ngày đối với cho cá ăn). Thử nghiệm thuốc được tiến hành ở 38 bể có kích cỡ 80 x 50 x 40cm với 1.140 cá trắm cỏ hương cỡ cá 1,89 g/con, mỗi bể 30 cá hương. Sau quá trình điều trị cho thấy cả 2 loại thuốc với 2 phương pháp ngâm và cho cá ăn đều có hiệu quả đối với sán lá đơn chủ và ấu trùng sán lá song chủ ký sinh trên cá trắm cỏ giai đoạn cá hương với liều 15ppm đối với phương pháp ngâm và liều 75 mg/kg cá/ngày đối với phương pháp cho ăn.

    Tài liệu tham khảo

    Buchmann K. and Bjerregaard J. (1990). Mebendazole treatment of Pseudodactylogyrosis in an intensive eel culture system. Aquaculture, 86: 139-153

    Chi T T K, Dalgaard A, Turbull J F, Tuan P A and Murrell K D (2008). Prevalence of zoonotic trematodes in fish from a Vietnamese fish-farming community. J. Parasitol., 94: 423-428.

    Truong Dinh Hoai and Kim Van Van (2014). Efficacy of Praziquantel AgainstExternal Parasites Infecting Freshwater Fish. J. Sc. and Devel.,12 (5): 711-719.

    Hà Ký, BùiQuang Tề (2007). Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, Nhà xuất bản Khoahọc và Kỹ thuật, tr. 212-213.

    Nguyen T. L. A., Madsen H., Dao T. H. T., Dalsgaard A. and Murrell K. D. (2010). Field trial of praziquantel for control of fishborne zoonotic trematodes in reservoir hosts in Vietnam, Veterinary Parasitology,174: 348–350.

    Phan V. T., Ersboell A. K., Thanh N. T., Khue V. N., Ha T. N., Murrell K. D. (2010). Freshwater aquaculture nurseries and infection of fish with zoonotic trematodes, Vietnam, Emerg Infect Dis., 16: 1905–9.

    Szekely C and Molnar K. (1987). Mebendazole as an efficacious drug against pseudodactylogyrosis in the European eel (Anguilla anguilla). J. appl. Ichthyol.,3: 183-186.

    Thien P C., Dalsgaard A., Nhan N T., Olsen A., Murrell K D. (2009). Prevalence of zoonotic trematode parasites in fish fry and juveniles in fish farms of the Mekong Delta, Vietnam. Aquaculture, 295: 1–5.

    Tojo, J., Santamarina M T., Ubeira F. M., Estevez J., Sanmartin M L. (1992). Althenmintic activity of benzimidazoles against Gyroductyluus sp. infecting rainbaow trout Oncorhynchus mykiss. Dis. Aquat. Org., 12: 185-189.

    Kim Van Van, Truong Dinh Hoai, Kurt Buchmann, Ander Dalgaard and Nguyen Van Tho (2012). Efficacy of Praziquantel against Centrocestus form. J. Southern Agriculture, 43(4): 520-523.