ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU VÀ RA HOA LÀM QUẢ CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNG NGẢI CỨU

Ngày nhận bài: 27-08-2014

Ngày duyệt đăng: 04-06-2015

DOI:

Lượt xem

4

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Phíp, N., Hải, N., & Hoàng, Đinh. (2024). ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU VÀ RA HOA LÀM QUẢ CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNG NGẢI CỨU. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(4), 526–533. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1523

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU VÀ RA HOA LÀM QUẢ CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNG NGẢI CỨU

Ninh Thị Phíp (*) 1 , Nguyễn Thị Thanh Hải 1 , Đinh Thái Hoàng 1

  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Hình thái, ngải cứu, ra hoa làm quả

    Tóm tắt


    Đánh giá đặc điểm hình thái, giải phẫu và ra hoa của 14 mẫu giống ngải cứu (G1-> G15) thu thập được ở một số tỉnh phía Bắc cho thấy các mẫu giống ngải cứu rất đa dạngvềhình thái, đặc điểmchính để phân biệt là dựa vào màu sắc thân (thân xanh -G13, G4, thân xanh phớt tím - G1, G2 và thân tím- G4), màu sắc hoa (hoa màu vàng nhạt, và hoa màu trắng), chiều cao cây (thấp 32,45cm -G7đến cao nhất 148,8cm ở G2), khả năng phân cành của các mẫu giống (phân cành mạnh G9: 29,75 cành/cây, phân cành ít G1: 7,25 cành/cây) và đặc điểm hoa. Các mẫu giống ngải cứu phân hóa mầm hoa và nở hoa rộ kéo dài từ tháng 9 (G1, G2) đến tháng 11 (G13, G14). Thời gian từ khi nở hoa đến khi hạt chín ở các mẫu giống đều có khoảng thời gian tương đương nhau là khoảng 1 tháng sau khi hoa nở. Tỷ lệ hạt phấn hữu dục cao (>90%), khi chín, hạt có màu nâu, hình bầu dục khác nhau tùy thuộc vào giống, khối lượng 1000 hạt biến động từ 0,1 -0,2g.

    Tài liệu tham khảo

    Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004). Cây thuốc và Động vật làm thuốc Việt Nam, Tập II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr. 361 - 368.

    Võ Văn Chi (2002). Từ điển thực vật thông dụng, Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 360 - 364.

    Lê Trần Đức (1997). Cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 260

    Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam, Quyển III, Nhà xuất bản Trẻ (in lần thứ 2).

    Hoàng Thị Thanh Hà (2010). “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của biện pháp thu hái đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại Thuận Châu - Sơn La”, luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2006). Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.

    Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.